Nhức mỏi toàn thân và cách khắc phục NHANH CHÓNG

Chúng ta hay đau nhức toàn thân nhưng không biết  lý do. Hôm nay các bạn hãy cùng Giaotrinhhay tìm hiểu sâu hơn nhé !

1. Thế nào là nhức mỏi toàn thân?

Bạn có thể hiểu đơn giản đau nhức toàn thân là khi cơ thể chúng ta tự dưng cảm thấy đau mỏi ở nhiều vị trí, cử động khó khăn và bạn không muốn cử động tại vùng bị đau đó nữa, chỉ cần bạn hoạt động thì vị trí ấy lập tức cảm thấy đau nhói. Cơn đau chủ yếu do các cơ, xương, khớp đang bị tổn thương, căng ra do quá trình hoạt động, do viêm cơ hoặc cũng có thể đó là do cơ thể của bạn đang bị mắc một vài bệnh về xương khớp.

Nhức mỏi toàn thân

Nhức mỏi toàn thân

2. Biểu hiện thường thấy ở bệnh nhức mỏi toàn thân

Khi bỗng một ngày bạn đang hoạt động bình thường mà lại xuất hiện các cơn đau diễn ra ở nhiều vị trí trên cơ thể, bạn cảm thấy mỏi. Hãy kiểm tra ngay xem có phải bạn đang gặp phải các biểu hiện sau đây không, như:

  • Trong người cảm thấy yếu hơn mọi ngày.
  • Rùng mình và cảm thấy ớn lạnh không rõ nguyên nhân
  • Có cảm giác đau nhức ở mọi vị trí. Đầu tiên ở các cơ, dần dần tới các khớp xương, đôi khi bạn cũng sẽ cảm thấy đau đầu.
  • Mệt mỏi, uể oải, không có sức lực, chỉ muốn ngồi yên một chỗ, không muốn làm gì.
  • Cơn đau xuất hiện toàn thân, diễn ra âm i trong thời gian dài. Và nếu hết thì bệnh vẫn tái lại.
  • Cúm, lạnh.

Nhưng đôi khi việc bạn đau nhức toàn thân chỉ là do bạn đang có kinh nguyệt, mỏi khi nhiễm bệnh, đau nhức toàn thân khi ngủ dậy,…. Chính vì thế bạn nên xác định rõ nguyên nhân của bản thân rồi mới có thể tiến hành tìm phương pháp điều trị.

3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau nhức mỏi toàn thân

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng nhức mỏi toàn thân này. Sau đây bạn hãy cùng Royal Sky tìm hiểu.

3.1. Áp lực, căng thẳng

Đau nhức toàn thân cũng có thể xảy ra nếu bạn đang trong thời gian làm việc, học tập quá căng thẳng, stress . Bạn chịu nhiều áp lực, làm việc, học tập và nghỉ ngơi không hợp lý.

3.2. Vận động với cường độ cao

Cơ thể bạn chỉ có thể hoạt động tốt khi bạn đang làm việc vừa phải với sức lực của mình. Khi bạn đang cố chèn ép cơ thể phải làm việc thật năng suất, vận động với cường độ thật cao sẽ ngay lập tức ép các cơ tay, chân, lưng phải hứng chịu một áp lực lớn mà thường ngày những vị trí ấy chưa từng gặp phải. Khi ấy các cơ quan sẽ phải hoạt động hết khả năng, kéo căng ra để đáp ứng yêu cầu, làm xuất hiện ngay các triệu chứng của nhức mỏi toàn thân. 

3.3. Cơ thể bị thiếu nước

Nước là yếu tố rất quan trọng đối với sức khỏe con người, thiếu nước cơ thể bạn sẽ ngay lập tức hoạt động yếu đi, làm việc kém hiệu quả. Tạo điều kiện xuất hiện nhiều bệnh khác như tiêu chảy, tiểu ít, mệt mỏi, tinh thần kém, khó tập trung và xuất hiện các cơn đau nhức dai dẳng. Bên cạnh đó khi cơ thể bạn đang có dấu hiệu thiếu nước, chúng sẽ làm tăng cảm giác đói dẫn đến bệnh béo phì,… 

3.4. Khi bị thiếu ngủ

Thiếu ngủ không chỉ gây cho bạn cảm giác khó chịu mà nó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nhức mỏi toàn thân. Giấc ngủ tốt sau một ngày làm việc dài sẽ giúp cơ quan trong cơ thể có đủ thời gian để nghỉ ngơi, bổ sung năng lượng, thải độc gan, lọc máu,… Nhưng nếu bạn không ngủ, bạn đang ép cơ thể mình phải làm việc liên tục không ngơi nghỉ.

3.5. Khi bị cúm, cảm lạnh

Đau nhức khi bị cúm, lạnh đã quá quen thuộc với nhiều người mắc bệnh. Cảm cúm, cảm lạnh đều là do cơ thể đang gặp phải các loại virus gây hại. Nguyên nhân gây đau mỏi thực chất là do một số phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể đang trao đổi. Triệu chứng đôi khi sẽ giống nhau nhưng lại rất nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Cảm cúm sẽ nặng và làm bạn lâu khỏi hơn cảm lạnh. Nếu bạn cảm thấy đau nhức và bệnh đã kéo dài hơn một tuần, kèm các triệu chứng của sốt cao, lời khuyên bạn nên đến ngay các cơ quan y tế gần nhất để kịp thời thăm khám và chữa bệnh.

3.6. Khi bị thiếu máu

Đau nhức toàn thân cũng rất thường xuất hiện khi cơ thể bạn đang bị thiếu máu, cơ thể không đủ hồng cầu để hoạt động bình thường, dẫn đến các mô không nhận đủ oxy khi cần thiết. 

3.7. Khi thiếu vitamin D

Con người chúng ta rất cần được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất phù hợp. Vitamin D thiếu hụt sẽ là nguyên nhân dẫn đến chứng đau các cơ, khớp và xương. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở những người hay có triệu chứng đau cổ, nồng độ Vitamin D trong máu luôn rất thấp.

3.8. Bị bệnh viêm phổi

Phổi là cơ quan hô hấp chính của con người. Viêm phổi xuất hiện khi các phế nang ở phổi bị yếu do các yếu tố ngoại lực xâm nhập vào bên trong như virus, nhấm, vi khuẩn có hại,.. Bệnh ảnh hưởng làm người nhiễm bị khó thở, đau nhói ở các vùng lưng sau phổi và đôi khi còn kèm theo các triệu chứng thường gặp khác như ho, sốt.

4. Nhóm người dễ bị nhức mỏi toàn thân?

4.1. Mẹ bầu và mẹ bỉm

Đối với các mẹ bầu: Nguyên nhân chính là do cơ thể đang phải chịu áp lực, cử động của thai kỳ. Khi này cơ thể của người phụ nữ đã trở nên to hơn, thai nhi càng lớn chúng sẽ càng gây sức ép vào xương sườn của người mẹ và gây ra ảnh hưởng đến các cơ xung quanh bụng. Đó cũng là lý do bạn cảm thấy đau nhức. Đặc biệt trong giai đoạn mà bạn có thể cảm nhận được sự thay đổi, cử động của thai nhi.

Đối với các mẹ bỉm: Sau khi sinh, cơn đau nhức có thể là do cơ thể bạn vẫn còn chưa hồi phục hoàn toàn, thay đổi nội tiết tố,… Bên cạnh đó tư thế không phù hợp cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh. Nhiều mẹ bỉm khi chăm bé thường không chú trọng tới tư thế đi đứng của mình, bế trẻ chưa đúng cách, ngồi nằm ở tư thế lệch suốt thời gian dài,… làm ảnh hưởng lớn đến xương khớp.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai

4.2. Người lớn tuổi

Những người lớn tuổi cơ quan xương khớp đã hoạt động không còn trơn tru như trước. Phần lớn cơ thể khi càng già sẽ càng dễ bị thoái hóa. Sự thoái hóa này làm giảm đi khả năng dẻo dai, vận động của người bệnh. Các sụn khớp xuất hiện, hệ thần kinh yếu, gân bị kéo căng, môi trường xung quanh như thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng kể trên.

4.3. Người đang bị bệnh

Tình trạng đau nhức cơ thể thường xuất hiện ở hầu hết những người bệnh đang bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Người bệnh thường cảm giác mệt mỏi khá đột ngột, tê tay tại một số khu vực, chán ăn và tinh thần chuyển biến kém,.. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhức mỏi toàn thân.

4.4. Người làm công việc văn phòng

Do tính chất của công việc văn phòng thường bạn sẽ phải ngồi nhiều một tư thế trong thời gian dài. Các cơ không có điều kiện được hoạt động mà chỉ giữ nguyên 1 tư thế khiến bản thân cảm giác mỏi, gây đau lưng, đau cổ, đau vai gáy,…

Lao động nặng

Lao động nặng

4.5. Người lao động nặng

khi làm các công việc nặng mà bạn lại có cảm giác bị đau lưng thì lời khuyên bạn nên dừng lại và nghỉ ngơi vào phút để cơ thể được phục hồi. Sở dĩ bạn đau nhức toàn thân là do khi lao động bạn làm việc sai tư thế. khi đó các vùng xương khớp đang phải chịu áp lực lớn, tình trạng này xuất hiện phần lớn là do các nhánh thần kinh cảm giác ở mặt sau của đốt sống và đĩa đệm đang bị kích thích, gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh.

Lao động cường độ cao

Lao động cường độ cao

5. Cách khắc phục chứng bệnh mà bạn nên biết

5.1. Cách cải thiện nhức mỏi toàn thân hiệu quả ngay tại nhà

Khi bạn đã có những triệu chứng của nhức mỏi toàn thân, bạn có thể tìm vài phương pháp đơn giản tại nhà để cải thiện tình trạng trên:

  • Thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý: Khi bạn bắt đầu có những triệu chứng khó chịu, bạn nên dừng ngay công việc lại và nghỉ ngơi, Mục đích chính giúp bạn có thể hồi phục lại sinh lực. Tuyệt đối không nên ép bản thân cố gắng mà làm việc tiếp nếu không muốn phải chịu những tác hại xấu lâu dài về sau.
  • Xoa bóp, ngâm chân, massage: Dùng tay xoa bóp và day nhẹ nhàng hai bên cột sống, khu vực bị đau tầm khoảng 30 phút. Có thể kết hợp với một ly nước nóng để làm ấm bụng.
  • Dùng thuốc giảm đau: Nếu bạn quá đau và cần cắt nhanh cơn đau thì thuốc giảm đau là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích bạn sử dụng thuốc quá nhiều lần, vì sẽ rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.

5.2. Tiến hành sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp:

Ngoài việc giảm đau nhức toàn thân ngay tại nhà bạn cũng có thể đến các cơ sở uy tín, chuyên nghiệp để chữa trị. Ở đó bạn sẽ được những chuyên viên dày dặn kinh nghiệm thực hiện các bài tập thiết kế bài bản, giúp giảm mệt mỏi và đau nhất rất hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm là bạn sẽ phải tốn rất nhiều tiền cho phương pháp này.

6. Một số lưu ý khi bị đau nhức mỏi toàn thân

Cách tốt nhất để cải thiện cơn đau nhức là bạn nên hiểu rõ nó và xem thêm vài lưu ý sau đây:

  • Chú ý giữ ấm cơ thể.
  • Hạn chế ngồi lâu trong thời gian dài.
  • Không bê vác vật quá nặng, làm việc nặng vượt quá sức bản thân.
  • Nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ nước, các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Tập thể dục và luôn giữ cho tinh thần thoải mái.
  • Cứ 6 tháng/ năm bạn nên đến các cơ sở ý tế để kiểm tra toàn thân, nhanh chóng phát hiện bệnh tiềm ẩn và chữa trị.
  • Nên uống từ 1,5L – 2L nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.

Xem thêm Mỗi ngày nên chạy bộ bao nhiêu km để GIẢM CÂN

Thông qua bài viết này, Giaotrinhhay tin chắc bạn đã phần nào hiểu và có cho mình một giải pháp chữa bệnh phù hợp với bản thân mình rồi phải không nào.

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài Founder/ CEO Giaotrinhhay.com - Giáo Trình Hay Chia Sẻ: Tài liệu SEO website, DIGITAL MARKETING, Ebook CNTT, Mẹo vặt, Phần mềm, Thủ thuật PC và kho tài liệu học tập hữu ích miễn phí.

Bài viết liên quan

Vinyasa Yoga và những lợi ích mang lại cho mọi người

Vinyasa Yoga được xem là một bộ môn thể thao giúp mọi người kết hợp [...]

Uống sữa trước khi ngủ sẽ gây tăng cân

Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng [...]

Tác dụng uống rau diếp cá trị giãn tĩnh mạch

Diếp cá là loại cây quen thuộc ở Việt Nam, được xem là loại rau [...]

DÂN VĂN PHÒNG NGỒI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG

Ngồi nhiều là một đặc điểm của nhân viên văn phòng. Các bạn đã biết [...]

TƯ THẾ NGỒI, NẰM HỖ TRỢ TỐT CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Lao động nhiều khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về xương khớp và thoát [...]

THOÁI HÓA CỘT SỐNG CÓ NGUY HIỂM

Thoái hóa cột sống là bệnh lý không những bắt gặp ở những người lớn [...]