Nguyên nhân của triệu chứng mất ngủ về đêm

Trà và cà phê có thể gây mất ngủ

Triệu chứng mất ngủ về đêm, đây là căn bệnh không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà ở nhiều độ tuổi. Hãy cùng Giaotrinhhay tìm hiểu sâu vấn đề nhé !

Chứng mất ngủ là bệnh gì?

Chứng mất ngủ (Insomnia) là trạng thái người bệnh khó có thể đi vào giấc ngủ như những người bình thường. Họ thường bị trằn trọc, ngủ không sâu giấc, bị giật mình nhiều lần trong lúc ngủ và khó ngủ lại. Những người bị mất ngủ tinh thần sẽ bị giảm sút, hay rơi vào trạng thái mộng mị. Khi bị mất ngủ, bạn sẽ khó có thể ngủ một cách tự nhiên và thời gian ngủ là rất ngắn và khi tỉnh dậy thì sẽ bị mệt mỏi.

Cả nam và nữ đều có nguy cơ bị mất ngủ, và ở độ tuổi nào cũng có thể bị mất ngủ. Bệnh này có hai dạng “mất ngủ cấp tính” và “mất ngủ mãn tính”. 

– “Mất ngủ cấp tình”: hay còn được gọi là mất ngủ tạm thời, chứng mất ngủ này chiếm 30%-40% chứng rối loạn mất ngủ. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ bị mất ngủ trong vài đêm và ít hơn 4 tuần. 

– “Mất ngủ mãn tính”: đây là hội chứng khiến bạn khó ngủ kéo dài trong 1 tháng. Người bị tình trạng này chỉ ngủ được 3-4 tiếng/ngày, thậm chí là ít hơn. Người bệnh thường hay nhiều lần tỉnh giấc trong lúc ngủ và khó ngủ lại.

Một vài triệu chứng khi bị mất ngủ:

– Khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên

– Thường xuyên bị tỉnh giấc trong lúc ngủ

– Ngủ ít, ngủ trễ nhưng thức dậy rất sớm

– Mệt mỏi nhưng không có cách nào ngủ được

– Buồn bực, cáu gắt, khó tập trung, suy giảm trí nhớ

– Cảm thấy lo âu, buồn phiền vì giấc ngủ 

– Sức khỏe giảm sút

Nguyên nhân hình thành nên căn bệnh mất ngủ

1. Mất ngủ vì bị stress

Stress, căng thẳng là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mất ngủ. Cảm giác lo lắng, suy nghĩ nhiều vì những áp lực trong cuộc sống khiến bạn khó ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể hao mòn, và tình trạng mất ngủ ngày càng trầm trọng. 

Mất ngủ vì bị stress

Mất ngủ vì bị stress

 

2. Mất ngủ do các bệnh lý

Nhóm bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, viêm khớp, tiểu đường, tuyến giáp hoạt động quá mức, bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer sẽ làm tăng nguy cơ bị mất ngủ. 

3. Mất ngủ do rối loạn cảm xúc

Các chứng rối loạn cảm xúc gây ra mất ngủ. Có khoảng 80% bệnh nhân bị trầm cảm nặng thường xuyên mắc phải tình trạng này. Người bệnh thường khó vào giấc, khó duy trì được giấc ngủ sâu và hay bị gián đoạn. Những người bị rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn cảm giác the mùa thì ít gặp tình trạng bị gián đoạn giấc ngủ, nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi. 

Với các bệnh nhân trầm cảm bị mất ngủ thì có thể sử dụng các thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần như citalopram, paroxetine,… để có thể ngủ dễ dàng hơn. Những thuốc này sẽ không được sử dụng với liều cao mà sẽ sử dụng với liều lượng thấp. Bác sĩ sẽ là người kê đơn các loại thuốc này vì không được sử dụng tùy tiện hoặc quá nhiều mà không được kiểm soát. Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng có tác dụng gây tăng cân. 

4. Mất ngủ do ngoại cảnh tác động

Trong môi trường như nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, nhiều tiếng ồn, bụi bẩn, không gian chật hẹp, quá nhiều ánh sáng cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ khiến bạn bị mất ngủ. 

Có nhiều người bị mất ngủ vì không quen với múi giờ mới, thay đổi giờ giấc sinh hoạt. Những người thường xuyên thức khuya hay vận động mạnh trước khi đi ngủ cũng khó đi vào giấc ngủ. 

5. Mất ngủ do tuổi tác

Những người cao tuổi sẽ dễ rơi vào tình trạng mất ngủ hơn, đặc biệt là những người trên 60 tuổi. Tuổi càng cao thì càng bị mất ngủ hơn. 

Cách điều trị chứng mất ngủ về đêm hiệu quả

Việc nên làm

1. Các liệu pháp tâm lý

Người bệnh có thể trò chuyện với các chuyên gia tâm lý để tìm ra nguyên nhân của chứng mất ngủ và giải quyết tình trạng mất ngủ. 

2. Tập Yoga

Việc vận động cũng khiến cơ thể bạn khỏe mạnh và tinh thần được cải thiện tốt. Theo Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia Mỹ, có khoảng 85% người tập Yoga có thể giảm căng thẳng và 55% người ngủ ngon hơn khi tập Yoga.

Một số bài tập Yoga chúng ta có thể áp dụng là: Tư thế đặt chân lên tường, Tư thế em bé, Tư thế rắn hổ mang, Tư thế con mèo, Tư thế xác chết,…

Tập Yoga trị chứng mất ngủ

Tập Yoga trị chứng mất ngủ

3. Thư giãn

Khi bị áp lực vì nguyên nhân nào đó, bạn hãy để bản thân thư giãn tinh thần, đi dạo, làm những điều mình thích, trò chuyện cùng người thân để giảm bớt tình trạng căng thẳng. Khi tâm trạng của bạn được xoa dịu thì chứng mất ngủ sẽ được cải thiện. 

4. Thay đổi không gian ngủ

Phòng ngủ của bạn nên được thiết kế phù hợp với bạn nhất. Màu sắc phòng nên phù hợp với sở thích của bạn. Những gam màu nhẹ dịu cũng hỗ trợ giấc ngủ của bạn rất nhiều. Nếu phòng bạn có quá nhiều ánh sáng rọi vào thì hãy mua rèm cửa màu tối để ngăn chặn tối đa ánh sáng quá sáng. Bạn hãy đảm bảo nhiệt độ phòng thoáng mát không quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 26-28 độ đề bạn không bị quá lạnh hoặc quá nóng. 

5. Ngủ đúng giờ để hình thành nên thói quen

Bạn nên ngủ trước 11h đêm để tạo thành thói quen ngủ đúng giờ và tốt cho sức khỏe. Bạn không nên thức khuya vì thức khuya sẽ khiến bạn dễ bị mất ngủ vì quen với giấc ngủ khuya. 

6. Chế độ dinh dưỡng

Sữa chua: trong sữa chua có axit tryptophan sẽ được chuyển hóa thành chất dẫn truyền thần kinh serotonin và melatonin khiến bạn ngủ ngon hơn. 

Tâm sen: có công dụng giúp an thần.

Cá: dồi dào lượng protein tốt cho não bộ.

Chuối: có chứa tryptophan, kali, magie giúp não bộ thư giãn, tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. 

Cải bó xôi: cung cấp hàm lượng kali giúp thư giãn tinh thần, cải thiện giấc ngủ.

Việc không nên làm

1. Không xem thiết bị điện tử khi gần đi ngủ

Bạn không nên xem các thiết bị điện tử quá sát giờ trước khi ngủ vì các ánh sáng xanh có thể khiến bạn bị mất ngủ, có hại cho mắt, cho cơ thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. 

2. Không uống trà, cà phê, ăn sô cô la trước khi ngủ

Trước khi ngủ bạn cũng nên hạn chế uống trà, uống cà phê, ăn sô cô la vì các thực phẩm này có chứa chất gây khó ngủ như caffeine, còn sô cô la thì chứa theobromine khiến nhịp tim của bạn tăng lên gây khó ngủ. 

Trà và cà phê có thể gây mất ngủ

Trà và cà phê gây mất ngủ

3. Không sử dụng rượu bia trước khi ngủ

Bạn cũng nên tránh uống rượu bia vì rượu bia có thể gây chập chờn cho giấc ngủ của bạn, khiến bạn ngủ không sâu giấc, khi tỉnh dậy thì cảm thấy mệt mỏi. 

4. Tránh để các thiết bị điện tử ở gần mình/trong phòng ngủ

Khi ngủ bạn không nên để thiết bị điện tử trong phòng như điện thoại, tivi vì bức xạ và ánh sáng xanh trong các thiết bị điện tử sẽ gây ảnh hưởng cho não bộ khiến não không thể tiết ra melatonin giúp buồn ngủ. 

5. Tránh vận động cường độ cao trước khi ngủ

Bạn cũng nên tránh vận động ở cường độ cao trước khi ngủ vì như vậy sẽ làm tăng nhịp tim, khiến cơ thể khó vào trạng thái thư giãn để vào giấc ngủ.  

6. Tránh suy nghĩ và lo lắng trước khi ngủ

Hạn chế suy nghĩ quá nhiều trước khi đi ngủ vì suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến bạn căng thẳng, lo lắng khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được. Vì vậy trước khi ngủ bạn hãy dừng mọi việc lại, ngồi thiền một chút để tâm trạng tốt hơn và ngủ dễ hơn. 

Xem thêm Máy chạy bộ có giúp ngủ ngon giấc hơn không?

Chứng mất ngủ hiện đang là nỗi lo của nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tình trạng mất ngủ càng diễn ra lâu sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Vì vậy hãy ngăn chặn chứng mất ngủ ngay khi có thể và áp dụng các lời khuyên như trên bài viết khi bạn đang trong tình trạng mất ngủ để có thể cải thiện tình trạng này.

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài Founder/ CEO Giaotrinhhay.com - Giáo Trình Hay Chia Sẻ: Tài liệu SEO website, DIGITAL MARKETING, Ebook CNTT, Mẹo vặt, Phần mềm, Thủ thuật PC và kho tài liệu học tập hữu ích miễn phí.

Bài viết liên quan

Vinyasa Yoga và những lợi ích mang lại cho mọi người

Vinyasa Yoga được xem là một bộ môn thể thao giúp mọi người kết hợp [...]

Uống sữa trước khi ngủ sẽ gây tăng cân

Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng [...]

Tác dụng uống rau diếp cá trị giãn tĩnh mạch

Diếp cá là loại cây quen thuộc ở Việt Nam, được xem là loại rau [...]

Tư thế cải thiện giấc ngủ dành cho người suy giãn tĩnh mạch

Ngoài những phương pháp phổ biến để trị suy giảm tĩnh mạch, vẫn còn một [...]

DÂN VĂN PHÒNG NGỒI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG

Ngồi nhiều là một đặc điểm của nhân viên văn phòng. Các bạn đã biết [...]

TƯ THẾ NGỒI, NẰM HỖ TRỢ TỐT CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Lao động nhiều khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về xương khớp và thoát [...]