Thoái hóa cột sống là bệnh lý không những bắt gặp ở những người lớn tuổi mà ngày càng nhiều với giới trẻ hiện nay. Vậy nó có nguy hiểm không ?
Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hoá cột sống
Thoái hoá cột sống là một thuật ngữ được y khoa sử dụng để mô tả tình trạng viêm xương khớp ở cột sống bởi đây là căn bệnh mãn tính thưởng sẽ xảy ra ở cột sống cổ, ngực hay thậm chí là thắt lưng. Trong đó tình trạng thái phổ biến nhất là thoái hoá đốt sống cổ và thoái hoá cột sống thắt lưng.
Thoái hoá cột sống thường thấy ở những đối tượng sau:
Theo nghiên cứu cho thấy con số rằng có khoảng 85% người trên 60 tuổi bị thoái hoá cột sống.
Với nhóm nam thường bệnh sẽ xuất hiện ở những người dưới 45 tuổi và ngược lại bệnh sẽ xuất hiện ở nữ giới trên 45 tuổi.
Đối tượng có nguy cơ mắc căn bệnh thoái hoá cột sống thường là những người thừa cân, béo phì bởi trọng lượng cơ thể nặng có thể khiến cho sụn khớp, đĩa đệm và xương dưới sụn dễ dàng bị tổn thương.
Những người có tiền sử bị chấn thương hay mắc bệnh viêm xương khớp.
Nhóm người làm những công việc văn phòng hay sử dụng lực mạnh.
Lý do gây ra bệnh thoái hóa cột sống
Tuổi tác
Tuổi tác càng lớn sẽ gây bệnh thoái hoá cột sống
Đây chính là nguyên nhân nguyên phát của căn bệnh thoái hoá cột sống bởi tuổi càng cao thì cột sống cũng bị suy yếu dần. Các biểu hiện căn bệnh như mất nước, bao xơ đĩa đệm dễ dàng bị rách vỡ, dây chằng bị xơ hoá hay thậm chí là các mô sụn bị hao mòn.
Thiếu canxi
Các chuyên gia về sức khỏe cho biết rằng một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến căn bệnh thoái hoá cột sống là bởi cơ thể bị thiếu canxi. Vì vậy để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị căn bệnh này, bạn hãy bổ sung canxi vào cơ thể, đặc biệt là những bệnh nhân đang bị thoái hoá cột sống.
Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên lưu ý là chỉ dung nạp canxi ở mức độ vừa đủ và không nên bổ sung quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa. Hãy nhớ rằng canxi dư thừa sẽ không được đào thải hết qua nước tiểu mà nó sẽ tích tụ lại ở thân dẫn đến căn bệnh sỏi thận hay gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Di truyền
Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng thoái hoá cột sống sẽ có tính di truyền bởi sự hiện diện của một số gen đã góp phần làm tăng nguy cơ phá vỡ lớp sụn khớp cột sống đối với những người trẻ tuổi, gây biến dạng cấu trúc của xương khớp và tạo điều kiện cho quá trình thoái hoá diễn ra dễ dàng.
Tư thế làm việc sai cách
Bệnh thường sẽ phát triển nhanh hay chậm cũng phụ thuộc phần lớn vào lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống của từng người.
Với một số nhóm người hay có tư thế ngồi gù lưng, gập cổ, nằm gối quá cao hay hoạt động thể thao không đúng cách cũng có thể là yếu tố đẩy nhanh quá trình thoái hoá cột sống.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thường gặp
Triệu chứng chung
Một số tình trạng xảy ra như đau nhức, cứng cơ lưng, cố và vai gáy vào buổi sáng.
Ngoài ra còn xuất hiện những đợt sốt, mệt mỏi, khó thở kèm theo co thắt dạ dày.
Bên cạnh đó còn xuất hiện những cơn đau cột sống âm ỉ kéo theo những cơn đau có tính chất cơ học như khi vận động sẽ đau hơn và giảm đau khi nghỉ ngơi.
Thậm chí dẫn đến yếu hay tê bì chân tay, ở mức độ nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh cột sống hay tủy sống.
Cuối cùng là đau đầu, chóng mặt và đau ở vai.
Triệu chứng của thoái hoá cột sống thắt lưng
Thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ kéo dài trong nhiều tuần liền
Cơn đau cũng có thể tăng lên khi bệnh nhân vận động hay thực hiện các tư thế cong, xoay người hay thậm chí là nâng vác đồ vật.
Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng thì các cơn đau có thể đã lan xuống chân gây tê liệt và mất thăng bằng khi di chuyển.
Gây mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột kèm theo các cơn đau co thắt cơ bắp.
Triệu chứng thoái cột sống cổ
Thường sẽ có cảm giác cổ đau nhức, cứng cổ và khó khăn khi vận động ở cổ.
Tê hay yếu liệt bả vai, cánh tay hay các ngón tay.
Thậm chí là nấc ngáp, đau đầu, chóng mặt nếu bị thoái hoá đốt sống cổ C1 – C2.
Điều trị thoái hóa cột sống
Massage thường xuyên
Bước 1: Sử dụng mu bàn tay ấn xuống da rồi di chuyển theo đường tròn dọc từ lưng xuống đến mông khoảng 3 lần. Tiếp đến là dùng khớp ngón tay và cổ tay để di chuyển theo hướng như trên 3 lần nữa và cuối cùng là dùng cả hai bàn tay để xoa bóp cả hai bên cột sống của người bệnh.
Bước 2: Sử dụng tay để day ấn theo chiều của kim đồng hồ theo 3 huyệt: thận du, đại trường du và cách du. Bấm huyệt tăng từ từ lên cho đến khi người bệnh thấy căng tức. Tiếp đến là dùng ngón tay ấn vào vùng thoái hoá cột sống với thời gian từ 3-5 phút.
Tập thể dục mỗi ngày
Tập thể dục chữa thoái hoá đốt sống
Các chuyên gia khoa thần kinh cho biết, khi bệnh nhân nằm mãi 1 chỗ quá lâu sẽ dễ dàng khiến cho các cơ bị co cứng và làm suy giảm sức mạnh cơ bắp gây khó khăn cho quá trình phục hồi các chấn thương cột sống và khả năng vận động. Vì vậy mà người mắc bệnh này nên duy trì chế độ tập luyện thể dục mỗi ngày để cải thiện được sức khoẻ, tăng cường tính linh hoạt dẻo dai cho dây chằng và các khối cơ.
Sinh hoạt điều độ
Hãy tự tập cho bản thân một thói quen sinh hoạt và luyện lành mạnh, cụ thể:
- Tránh làm các công việc mang tính chất nặng nhọc hay phải dùng quá nhiều sức, chú ý đến việc điều chỉnh tư thế và giảm các áp lực đè nặng lên cột sống.
- Thay đổi tư thế thường xuyên khi ngồi quá nhiều, cứ khoảng 60 phút nên đứng lên đi lại để cột sống và xương khớp đều được thư giãn.
- Duy trì tinh thần sảng khoái, kiểm soát được căng thẳng và áp lực bằng cách đọc sách, nghe nhạc, dạo phố hay đi du lịch.
- Tập luyện thường xuyên và đúng cách tất cả các bài tập như bơi lội, đi bộ hay thể dục nhịp điệu để có thể tăng năng lượng, tăng cường cơ bắp và thậm chí là cải thiện độ linh hoạt của các khớp xương.
- Kiểm soát hợp lý cân nặng.
Xem thêm BIỆN PHÁP CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM TẠI NHÀ
Như vậy, Giaotrinhhay đã chia sẻ tất tần tật những thông tin về căn bệnh thoái hoá cột sống ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Bài viết liên quan
Vinyasa Yoga và những lợi ích mang lại cho mọi người
Vinyasa Yoga được xem là một bộ môn thể thao giúp mọi người kết hợp [...]
Sep
Uống sữa trước khi ngủ sẽ gây tăng cân
Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng [...]
Sep
Tác dụng uống rau diếp cá trị giãn tĩnh mạch
Diếp cá là loại cây quen thuộc ở Việt Nam, được xem là loại rau [...]
Sep
Tư thế cải thiện giấc ngủ dành cho người suy giãn tĩnh mạch
Ngoài những phương pháp phổ biến để trị suy giảm tĩnh mạch, vẫn còn một [...]
Sep
DÂN VĂN PHÒNG NGỒI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG
Ngồi nhiều là một đặc điểm của nhân viên văn phòng. Các bạn đã biết [...]
Sep
TƯ THẾ NGỒI, NẰM HỖ TRỢ TỐT CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Lao động nhiều khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về xương khớp và thoát [...]
Sep