CÁC BÀI TẬP THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỔ TẠI NHÀ

Đây chính là một bệnh lý gây ra sự khó chịu và đau đớn, bạn chỉ cần thực hiện thường xuyên các bài dưới đây sẽ giúp làm giảm khá hiệu quả.

1. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ

Các giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm cổ thường có biểu hiện không được rõ ràng và rất dễ dàng nhầm lẫn với những cơn đau nhức thông thường. Vì vậy những người mắc bệnh thường chủ quan và thường xuyên bỏ qua những triệu chứng này.

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm cổ

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm cổ

Đau mỏi vai gáy: lượng dịch nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm sẽ chèn ép lên các hệ thống dây thần kinh làm cho người bệnh bị đau nhức, mỏi vai gáy. Bạn đầu chúng xuất hiện với một cách không rõ ràng, mức độ nhẹ và tăng dần cấp độ nếu như bạn điều trị không kịp thời. Cơn đau sẽ dễ dàng lan xuống cả hai cánh tay, vùng đầu hai cả hai mắt.

Tê bì, ngứa ngáy tay chân: không những bị đau nhức mà người bệnh còn bị tê ngứa khắp vùng vai gáy, hai cánh tay và thậm chí là lan ra toàn thân.

Khó xoay cổ: những người bệnh sẽ bị cứng cổ và luôn gặp khó khăn trong việc cử động, khiến cho việc cúi đầu hoặc xoay sang hai bên sẽ vô cùng khó khăn.

Hạn chế sự vận động: các triệu chứng diễn ra lâu sẽ có khả năng ảnh hưởng đến sự vận động của người bị mắc bệnh. Từ đó người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cử động tay như đưa tay lên cao. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, gây căng cứng cơ bắp.

Một số biểu hiện khác như người bệnh sẽ phải gặp các triệu chứng như căng tức lồng ngực, mệt mỏi, dáng đi xiêu vẹo và chân tay mất hết sức lực,…

2. Các bài tập thoát vị đĩa đệm cổ

2.1. Bài tập thả lỏng cơ cổ

Bước 1: Trước tiên là ngồi khoanh chân trên sàn nhà, bạn bắt đầu hít sâu vào rồi đan cả hai tay vào nhau và đưa lên đầu cùng với sự kết hợp kéo giãn căng người.

Bước 2: Bạn thở ra theo một cách chậm rãi, rồi đưa tay về sau gáy và tiếp tục hít vào và ép sát cả hai tay tạo thành đường thẳng song song.

Bước 3: Trong lúc cùi chỏ hướng về phía trước, bạn nên thở ra và gập người về phía trước rồi đặt cùi chỏ chạm xuống sàn.

Bước 4: Đưa cả hai cùi chỏ áp sát nhau và nhẹ nhàng ngẩng đầu lên. Hít sâu vào và trở về tư thế bạn đầu.

2.2. Bài tập căng cổ sang bên

Cách thực hiện bài tập căng cổ sang bên

Cách thực hiện bài tập căng cổ sang bên

Bước 1: Để bắt đầu cho bài tập này, bạn bắt buộc phải ngồi thẳng lưng trên sàn trong tư thế chân bắt chéo và cảm thấy thoải mái.

Bước 2: Duỗi thẳng tay phải, trong khi tay trái đặt hướng lên đỉnh đầu và kết hợp đẩy đầu sang trái.

Bước 3: Giữ yên tư thế khoảng 10 giây và cuối cùng là nhẹ nhàng nâng đầu thẳng lên.

2.3. Bài tập tác động vào hai bên cổ và ngồi vặn mình

Cách thực hiện bài tập tác động hai bên cổ ngồi vặn mình

Cách thực hiện bài tập tác động hai bên cổ, ngồi vặn mình

Bước 1: Trước tiên bạn phải ở tư thế thư giãn nhất và lưng thẳng góc 45 độ so với sàn nhà.

Bước 2: Hai chân chụm vào nhau và gập đầu gối trái sang bên phải cho sao gót chân trái chạm vào mông bên phải.

Bước 3: Chân phải cong và khép vào phía cạnh đầu gối trái.

Bước 4: Thực hiện tiếp tục động tác xoay cổ, cả vài và eo đều hướng về phía bên phải và giữ cho cột sống được thẳng.

Bước 5: Trước khi bắt đầu vặn mình, bạn cần đặt tay phải ra phía sau rồi chống tay trái lên đầu gối phải và giữ nguyên tư thế khoảng 60 giây.

Bước 6: Trở về tư thế ban đầu và tiếp tục thực hiện các động tác đối với bên còn lại.

2.4. Bài tập duỗi cổ

Bước 1: Bắt đầu bằng cách ngồi sao cho gối được gập trên gót chân, sau đó ngả người ra phía sau.

Bước 2: Bạn chống cả 2 tay cố định trên mặt phẳng và để lòng bàn tay tiếp xúc với mặt sàn, các đầu ngón tay hướng ra phía ngoài.

Bước 3: Từ từ nâng ngực lên rồi uốn cong lưng và hạ thấp đầu ra sau, tiếp đến là duỗi cổ làm cho ngực được kéo căng.

Bước 4: Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây, cuối cùng là nâng đầu và thân người lên để thu về vị trí ban đầu.

2.5. Bài tập đứng cúi gập người

Cách thực hiện bài tập đứng cúi gập người

Cách thực hiện bài tập đứng cúi gập người

Bước 1: Trước khi vào bài tập đứng cúi gập người, người bệnh cần đứng thẳng và đặt 2 bàn chân song song với mặt đất.

Bước 2: Giữ thẳng cột sống lưng, ưỡn ngực và vươn cả 2 tay lên cao rồi hướng thẳng lên trần nhà phối hợp hít một hơi thật sâu.

Bước 3: Gập người tối đa về phía trước có thể đến khi tay chạm sàn thì thở ra.

Bước 4: Giữ yên tư thế này khoảng 5 giây và nhẹ nhàng quay lại tư thế cũ.

2.6. Bài tập thư giãn vùng cổ, vai và lưng

Bước 1: Để bắt đầu thực hiện bài tập giúp thư giãn, bạn cần đặt 2 tay phía trước trán để tạo thành 1 lực đẩy đầu về phía sau.

Bước 2: Vào lúc bạn giữ cho đầu và cổ tạo thành 1 lực cân bằng để chống lại lực của tay, đầu thẳng đứng.

Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong vòng 10 giây cho đến khi có cảm giác mỏi khớp cổ thì dần hạ tay xuống và dừng lại.

2.7. Bài tập xoay cổ

Bước 1: Trước hết người tập bài tập xoay cổ cần phải đặt cả 2 tay lên phía trước trán và tạo thành 1 lực để đẩy đầu về phía trước.

Bước 2: Song đó, bạn cần giữ cho đầu và cổ tạo nên 1 lực cân bằng để chống lại lực của tay, đầu hướng thẳng đứng.

Bước 3: Giữ nguyên tư thế trên trong vòng 10 giây đến khi thấy mỏi khớp cổ thì từ từ hạ tay xuống và dừng lại.

2.8. Bài tập kéo trái tay

Bước 1: Người bệnh nên chuẩn bị với một tư thế thẳng người, tiếp đến nghiêng cổ về phía bên trái.

Bước 2: Kế tiếp, bạn đặt tay trái lên đầu rồi kéo về phía vai trái, sử dụng lực kéo cho đến khi thấy căng phần cổ va vai.

Bước 3: Bạn cần giữ nguyên tư thế khoảng 10 giây, cuối cùng là thả lỏng cơ thể và trở về tư thế ban đầu. .

Bước 4: Lặp lại các động tác trên với bên còn lại.

2.9. Bài tập vươn cổ sang ngang

Bước 1: Trước hết người bệnh cần đưa tay sang bên tai trái và cách khoảng 5cm.

Bước 2: Nghiêng cổ sang trái làm sao cho thái dương trái chạm vào bàn tay.

Bước 3: Tiếp tục lặp lại với phía bên phải, mỗi bên khoảng 15 lần.

3. Một số điều bạn cần lưu ý khi thực hiện các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Hạn chế thực hiện các bài tập gây nặng nhọc lên các đốt sống thoát vị như tập cơ đồ, tập cử tạ nặng, xoay vặn hoặc uốn người cong lại,..

Mỗi bài tập trên chỉ có thể thích hợp hoặc thậm chí là không có tác dụng với từng bệnh nhân. Nếu như bạn cảm thấy bài tập nào đó khiến bạn bị đau nhức nghiêm trọng, bạn nên đến để tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có được những bài tập phù hợp hơn.

Bạn nên khởi động trước bằng một vài động tác đơn giản để làm nóng cơ thể.

Luyện tập nhẹ nhàng và thực hiện từ từ các bước của mỗi bài, không nên quá sức hoặc tập sai cách.

Phối hợp hít thở đều đặn khi đang luyện tập, bởi những động tác thường đòi hỏi bạn phải hít thật sâu và thở dài để nạp được lượng oxy vào máu và di chuyển đến các cơ tại vùng thoát vị.

Tốt nhất là bạn cần có lời khuyên của các bác sĩ trước khi muốn thực hiện bài tập cũng như kế hoạch luyện tập phù hợp.

Xem thêm BỊ ĐAU LƯNG, NÊN ĂN GÌ ?

Tóm lại, Giaotrinhhay đã chia sẻ tất tần tật về các bài tập thoát vị đĩa đệm cổ đơn giản mà vẫn đem lại những hiệu quả vô cùng lớn.

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài Founder/ CEO Giaotrinhhay.com - Giáo Trình Hay Chia Sẻ: Tài liệu SEO website, DIGITAL MARKETING, Ebook CNTT, Mẹo vặt, Phần mềm, Thủ thuật PC và kho tài liệu học tập hữu ích miễn phí.

Bài viết liên quan

Vinyasa Yoga và những lợi ích mang lại cho mọi người

Vinyasa Yoga được xem là một bộ môn thể thao giúp mọi người kết hợp [...]

Uống sữa trước khi ngủ sẽ gây tăng cân

Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng [...]

Tác dụng uống rau diếp cá trị giãn tĩnh mạch

Diếp cá là loại cây quen thuộc ở Việt Nam, được xem là loại rau [...]

DÂN VĂN PHÒNG NGỒI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG

Ngồi nhiều là một đặc điểm của nhân viên văn phòng. Các bạn đã biết [...]

TƯ THẾ NGỒI, NẰM HỖ TRỢ TỐT CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Lao động nhiều khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về xương khớp và thoát [...]

THOÁI HÓA CỘT SỐNG CÓ NGUY HIỂM

Thoái hóa cột sống là bệnh lý không những bắt gặp ở những người lớn [...]