Ngồi nhiều có tốt cho SỨC KHỎE không?

Ngồi nhiều có tốt cho sức khỏe không?. Hãy cùng Giaotrinhhay tìm hiểu sâu về vấn đề này nhé !

1. Ngồi nhiều có tốt không?

Ngồi nhiều không tốt đối với sức khỏe, ngồi quá nhiều ảnh hưởng không tốt đến cơ thể như tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, các bệnh về xương khớp, mắt,… Một nghiên cứu đã cho thấy rằng có khoảng 50%-70% ngồi trung bình 6 tiếng một ngày. 

2. Vì sao ngồi lâu lại ảnh hưởng đến sức khoẻ

2.1. Căng thẳng đầu óc

Khi bạn ngồi quá nhiều mà không vận động, đi lại, thư giãn thì rất dễ bị căng thẳng, bực tức. Nếu bạn ngồi làm việc quá lâu thì cũng sẽ bị tình trạng như vậy. Bạn sẽ không biết nguyên nhân bực tức nhưng tâm trạng không vui, căng thẳng cứ diễn ra. 

Bên cạnh đó, ngồi quá lâu để làm việc sẽ khiến bạn bị chóng mặt, nhức mắt, mỏi cơ. Lúc như vậy, bạn sẽ phả đi lại vận động để thư giãn, nếu không bạn sẽ bị stress và gây ra áp lực khi làm việc, ảnh hưởng không tốt đến công việc. Ngồi làm việc nhiều giờ liền sẽ rất dễ khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng. Vì vậy bạn hãy tự mình tập các động tác nhẹ nhàng để thư giãn cơ thể và tinh thần.

2.2. Dẫn đến bệnh tim mạch

Nếu bạn ngồi quá nhiều thì cũng sẽ đễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Việc ngồi quá lâu sẽ khiến cho tay chân bạn không được vận động nhiều dẫn đến máu không vận chuyển đều đến các cơ quan. Trong đó tim,  gan, thận sẽ bị chuyển hóa chậm hơn gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình chuyển hóa của cơ thể. 

Với những người ngồi nhiều, không nên vận động quá mạnh một cách đột ngột vì dễ khiến các khớp bị tổn thương. Cơ thể lúc ngồi quá lâu sẽ khò phản ứng kịp với các động tác mạnh kịp thời nên có thể gây ra các tình trạng xấu như đột quỵ, đau tim, tai biến mạch máu não,… Theo nghiên cứu thì những người ngồi quá lâu sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn những người thường xuyên di chuyển hay đứng. 

2.3. Nguy cơ suy giãn tĩnh mạch

Những người ngồi quá lâu sẽ làm cho máu chảy về chân bị giới hạn, gây ảnh hưởng lên tĩnh mạch chân khiến chân bị sưng và xuất hiện các tĩnh mạch bị giãn ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến chân mất thẩm mỹ. Khi bị giãn tĩnh mạch người bệnh sẽ có nguy cơ bị vỡ tĩnh mạch nếu có tác động mạnh hoặc bị tắc nghẽn quá nặng. Bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng gây ra những cơn đau khiến sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng. Khi bị giãn tĩnh mạch, bệnh nhân cần phải thăm khám bác sĩ để có các biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời.

Ngồi nhiều khiến bạn có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch

Ngồi nhiều khiến bạn có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch

2.4. Tạo thói quen tư thế sai

Ngồi quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng đến xương khớp, vấn đề về tư thế ngồi. NGồi lâu sẽ khiến bạn mệt mỏi và từ đó không giữ được tư thế ngồi thẳng lưng, ngược lại là có thói quen ngồi vặn vẹo ảnh hưởng đến cột sông. 

Một số bệnh do ngồi lâu lâu và không giữ được tư thế đúng cách gây ra: bệnh cong vẹo cột sống, lưng gù, mỏi cổ. Càng lâu ngày bạn sẽ càng mắc các bệnh về thoái hóa như thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa vùng chậu và một số bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, viêm vùng chậu, đau nhức xương khớp, tê bì tay chân do máu không được lưu thông,…

2.5. Dẫn đến đau lưng, đau cột sống

Việc ngồi một chỗ quá lâu sẽ không tốt cho xương khớp vì gây một áp lực lên cột sống, cổ, lưng. Nếu tình trạng nặng hơn người bệnh có thể bị trượt thõng vai xuống. Khi ngồi nhiều, bạn rất dễ gặp tình trạng đau lưng, mỏi cổ. Khi làm việc quá lâu, bạn hãy nhớ tập các bài tập nhẹ nhàng lúc ngồi hoặc đứng dậy di chuyển và vận động toàn thân để thư giãn. Các bài tập rất hữu ích cho xương khớp của bạn dù trong thời gian ngắn nhưng bạn rất cần vận động. 

2.6. Nguy cơ các bệnh về tiêu hoá

Các bệnh về tiêu hóa như viêm ruột, loét dạ dày, táo bón,… sẽ rất dễ xảy ra với những người ngồi nhiều. Khi bạn ở trạng thái thụ động, không vận động thì sẽ làm giảm nhu động và tiết dịch dạ dày, ruột. Thức ăn sẽ khó được tiêu hóa, khó được hấp thụ và ảnh hưởng đến đường ruột vì bị tích tụ trong dạ dày gây nặng bụng, đầy bụng. 

2.7. Sinh ra bệnh tiết niệu

Bệnh về đường tiết niệu thường xảy ra ở những người có xu hướng ngồi nhiều, ngồi lâu hàng giờ liền như nhân viên văn phòng. Khi ngồi quá lâu, máu trong cơ thể khó lưu thông gây ứ đọng nước tiểu ở bàng quang. Đường tiết niệu ở nữ giới ngắn hơn ở nam giới nên nữ có nguy cơ bị bệnh về đường tiết niệu cao hơn hơn nam. 

Các bệnh nhân mắc bệnh về đường tiết niệu chủ yếu là nhân viên văn phòng, đặc biệt là ở nữ giới. Khi ngồi quá lâu, không thường xuyên vận động khiến việc lưu thông máu kém, bị ứ đọng nước tiểu dẫn tới nhiễm trùng bàng quang. Và cấu tạo đường niệu ở nữ ngắn hơn ở nam nên sẽ có nguy cơ viêm đường tiết niệu nhiều hơn.

3. Cách ngồi đúng để hạn chế tác hại không mong muốn

3.1. Ngồi đúng tư thế

Việc ngồi đúng tư thế rất quan trọng đối với xương khớp. Khi bạn không ngồi đúng tư thế sẽ gây ra các bệnh như cong vẹo cột sống gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đau lưng khiến sinh hoạt gặp khó khăn. 

Tư thế ngồi đúng là lưng thẳng và tạo với đùi một góc 90 độ. Khi ngồi bạn cần giữ cổ thẳng, và hạn chế cong cổ sang một bên hay cúi cổ xuống quá sâu, hãy để ánh mắt ngang tầm nhìn của bạn. Hai chân khi ngồi thì phải thả lỏng để hệ tuần hoàn máu diễn ra ổn định, khiến bạn không bị tê chân khi ngồi lâu. 

Tư thế ngồi đúng

Tư thế ngồi đúng

3.2. Thư giãn và để tinh thần thoải mái khi ngồi nhiều

Bạn đừng nên ngồi một chỗ quá lâu, bạn cần phải có thời gian nghỉ ngơi vận động xen kẽ. Sau khoảng 45 phút bạn hãy đứng dậy tập các bài tập, động tác nhẹ nhàng để xương khớp được vận động như các động tác vươn tay, xoay vai, xoay tay, chân hoặc đi lại. Bạn cũng nên uống nước để đầu óc có thể thoải mái. Khi cảm thấy mỏi mắt bạn có thể nhìn vào cây xanh hoặc những vật màu xanh lá để làm dịu mắt và giúp tinh thần trở nên thoải mái hơn. 

Thư giãn khi ngồi quá lâu

Thư giãn khi ngồi quá lâu

3.3. Hạn chế nạp thực phẩm khó tiêu ảnh hưởng đến tiêu hoá và tiết niệu

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe đường tiết niệu và đường tiêu hóa. Các loại thực phẩm ăn liền, thực phẩm khô, nhiều dầu mỡ, nhiều tinh bột, đường, chất béo sẽ khiến bạn bị khó tiêu, nặng bụng, táo bón. Khi ăn các thực phẩm này kết hợp với việc ngồi một chỗ quá lâu sẽ gây ra tình trạng chuyển hóa chậm gây tích tụ đường và mỡ thừa. 

Bạn hãy xây dựng một thực đơn lành mạnh hàng ngày. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả sẽ rất có ích cho đường tiêu hóa. Các thực phẩm giàu tinh bột, đường và chất béo nếu ăn quá nhiều sẽ khiến đường ruột, dạ dày nặng nề. Các bạn nên giảm các loại thực phẩm nhiều lượng calo, bổ sung các chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin,… kết hợp với việc vận động, tập thể dục thường xuyên để sức khỏe đường ruột gia tăng. 

Xem thêm THỰC HƯ PHƯƠNG PHÁP NGÂM CHÂN TRỊ SUY GIÃN TĨNH MẠCH

Các bạn không nên ngồi quá nhiều trong một thời gian cố định. Nếu bạn là nhân viên văn phòng hay làm các công việc đòi hỏi tính chất phải ngồi quá lâu thì hãy cố gắng dành thời gian đứng lên đi lại hoặc vận động chân tay xen kẽ trong khoảng thời gian phải ngồi làm việc. Khi ngồi bạn cũng phải chú ý tư thế ngồi đúng cách để không gây ảnh hưởng đến cột sống và xương khớp.

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài Founder/ CEO Giaotrinhhay.com - Giáo Trình Hay Chia Sẻ: Tài liệu SEO website, DIGITAL MARKETING, Ebook CNTT, Mẹo vặt, Phần mềm, Thủ thuật PC và kho tài liệu học tập hữu ích miễn phí.

Bài viết liên quan

Vinyasa Yoga và những lợi ích mang lại cho mọi người

Vinyasa Yoga được xem là một bộ môn thể thao giúp mọi người kết hợp [...]

Uống sữa trước khi ngủ sẽ gây tăng cân

Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng [...]

Tác dụng uống rau diếp cá trị giãn tĩnh mạch

Diếp cá là loại cây quen thuộc ở Việt Nam, được xem là loại rau [...]

DÂN VĂN PHÒNG NGỒI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG

Ngồi nhiều là một đặc điểm của nhân viên văn phòng. Các bạn đã biết [...]

TƯ THẾ NGỒI, NẰM HỖ TRỢ TỐT CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Lao động nhiều khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về xương khớp và thoát [...]

THOÁI HÓA CỘT SỐNG CÓ NGUY HIỂM

Thoái hóa cột sống là bệnh lý không những bắt gặp ở những người lớn [...]