TƯ THẾ NGỒI, NẰM HỖ TRỢ TỐT CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Lao động nhiều khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về xương khớp và thoát vị đĩa đệm. Hãy cùng Giaotrinhhay khám phá các tư thế giúp bạn giảm đau đớn ngay nhé!

1. Những tư thế ngồi cho người bị thoát vị đĩa đệm mà bạn nên biết

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh với các tình trang xảy ra khi nhân nhầy của dĩa đệm bên trong cột sống lệch ra khỏi vị trí bình thường của cơ thể. Những chỗ bị lệch đó đâm xuyên qua dây chằng gây sức ép vào các rễ thần kinh khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, tê bì chân tay, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và đời sống của người gặp phải. Chính vì thế rất nhiều người tìm kiếm cho mình những cách điều trị giảm đau, mà đơn giản nhất là thông qua tư thế nằm hoặc ngồi thường ngày.

1.1 Điều chỉnh tư thế ngồi thẳng 

Tư thế ngồi thẳng rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm. Nó giúp bạn giảm áp lực lên cột sống. Những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên chọn cho mình các loại ghế dành riêng cho người bị thoát vị đĩa đệm hoặc ghế có lưng thẳng để có thể duy trì thói quen ngồi thẳng.

1.2 Dùng thêm các vật dụng hỗ trợ lưng

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng một số vật dụng để hỗ trợ việc ngồi đúng cách. Bạn có thể dùng khăn cuộn ở thắt lưng để đảm bảo cột sống luôn thẳng. Bạn hãy giữ vai cân bằng, chân có thể đặt trên sàn hoặc nâng cao hơn hông một chút, mắt nhìn thẳng. 

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng quả bóng tập thể dục để ngồi. Việc ngồi như vậy sẽ giúp giảm áp lực lên đĩa đệm và giúp thư giãn, giảm đau đĩa đệm. 

1.3 Nâng cao chân cho phù hợp

Nếu chiều cao từ chân đến sàn nhà của bạn chưa chạm đất, bạn có thể xem sét kê thêm 1 vật phẩm ở dưới chân để chân bạn được thoải mái nhất, tránh tình trạng phải cong lưng xuống để làm việc. Nâng chân cao phù hợp giúp bạn kiểm soát được dáng ngồi của mình, hạn chế ảnh hưởng đến cột sống.

2. Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm mà bạn nên quan tâm

Với phương pháp ngồi thôi thì chưa đủ, bạn cần phải tạo cho mình thói quen ngủ đúng cách. Thoát vị đĩa đệm khiến bạn luôn trong trạng thái đau nhức, mệt mỏi, ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Hầu như con người chúng ta trung bình sẽ ngủ từ 7 – 9 tiếng/ ngày. Kiểm soát được cơn đau trong cơ thể cũng là cách giúp bạn ngủ ngon hơn đấy.

2.1 Nằm nghiêng và co gối về phía trước ngực

Tư thế nằm nghiêng và co gối về phía trước ngực là một tư thế đơn giản và rất thích hợp với những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. Để nằm tư thế này, người bệnh hãy nằm nghiêng một bên, bắt đầu co gối lên gần trước ngực. Tác dụng của tư thế này là giúp bạn mở rộng khoảng cách các khớp xương, phân tán bớt lực chèn ép lên đĩa đệm. Ngoài ra còn giúp bạn kéo dãn cột sống và hỗ trợ chân bạn trở nên linh hoạt hơn.

Nằm nghiêng co gối

Nằm nghiêng co gối

2.2 Nằm nghiêng với gối kê ở giữa hai chân

Tư thế này có phần giống với tư thế nằm nghiêng và co gối về phía trước, nhưng có một vài sự khác biệt ở tư thế này. Khi nằm, bạn cần phải có thêm một chiếc gối để kẹp ở giữa hai đầu gối. Bạn cũng không nên co gối lên nhiều như tư thế ở trên mà chỉ co nhẹ để dễ dàng kẹp gối ở hai bên chân.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng chiếc gối này để kê ở lưng giúp giữ cho cột sống ở đường cong tự nhiên. Gối sẽ nâng vùng xương hông và xương chậu để giảm áp lực lên cột sống. 

Nằm nghiêng kê gối hai chân

Nằm nghiêng kẹp gối giữa chân

2.3 Nằm ngửa và kê gối dưới chân

Tư thế nằm ngửa và kê gối dưới chân là tư thế nằm tốt nhất cho người bị thoát vị đĩa đệm. Tư thế này giúp giảm đau lưng, giúp thư giãn và khiến cho giấc ngủ của bạn sâu hơn. Khi này chiếc gối sẽ được đặt dưới đầu gối của bạn. Nằm ngủ với tư thế này giúp cân bằng lực và giảm bớt áp lực tác động lên cột sống, và giữ được đường cong của cột sống.  

Nằm ngửa kê gối dưới chân

Nằm ngửa kê gối dưới chân

Người bị thoát vị đĩa đệm nằm võng có bị sao không?

Đây chắc chắn là câu hỏi có rất nhiều người cũng đang thắc mắc tương tự. Thông thường người bị thoát vị đĩa đệm vẫn có thể nằm võng nếu trong quá trình bạn nằm cơ thể không có phản ứng bị đau. Nhưng chỉ nên nằm trong khoảng thời gian ngắn nhất định. Bạn có thể ngủ trưa trên võng trong vòng 30 – 1 tiếng. Nhưng hạn chế nằm quá lâu, nằm võng lâu sẽ khiến cơ thể bạn bị cong lại, cơ thể bị gò ép đầu cao hơn chân,ngực bị ép trong thời gian dài sẽ rất dễ gây ra nhiều căn bệnh khác về hô hấp, tim mạch, ảnh hưởng tới sức khỏe người nằm. 

3. Các tư thế nằm, ngồi người bệnh cần lưu ý để tránh làm bệnh trở nặng

Bên cạnh những tư thế nằm đúng cách, chúng ta cũng nên xem thêm những tư thế nào chưa đúng để nếu các bạn gặp phải thì kịp thời khắc phục. 

  • Những tư thế ngồi xổm, ngồi khoanh chân tay, vắt chéo chân.
  • Hay vặn mình khi ngồi.
  • Ngồi hoặc nằm trong 1 tư thế quá lâu.
  • Không nên đứng lên hoặc ngồi xuống quá đột ngột.

Xem thêm CÁCH TRỊ THOÁT VỊ ĐỊA ĐỆM VÙNG THẮT LƯNG

Qua bài viết trên Giaotrinhhay  hy vọng bạn đã tìm ra cho mình những tư thế phù hợp để mang lại sự thoải mái nhất cho cơ thể. Nếu bạn muốn tìm cho mình những thiết bị có thể giúp thư giãn, giảm nhức mỏi, tê bì chân tay thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm nhiều thiết bị, sản phẩm uy tín, chất lượng ngay nhé!

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài Founder/ CEO Giaotrinhhay.com - Giáo Trình Hay Chia Sẻ: Tài liệu SEO website, DIGITAL MARKETING, Ebook CNTT, Mẹo vặt, Phần mềm, Thủ thuật PC và kho tài liệu học tập hữu ích miễn phí.

Bài viết liên quan

Vinyasa Yoga và những lợi ích mang lại cho mọi người

Vinyasa Yoga được xem là một bộ môn thể thao giúp mọi người kết hợp [...]

Uống sữa trước khi ngủ sẽ gây tăng cân

Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng [...]

Tác dụng uống rau diếp cá trị giãn tĩnh mạch

Diếp cá là loại cây quen thuộc ở Việt Nam, được xem là loại rau [...]

DÂN VĂN PHÒNG NGỒI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG

Ngồi nhiều là một đặc điểm của nhân viên văn phòng. Các bạn đã biết [...]

THOÁI HÓA CỘT SỐNG CÓ NGUY HIỂM

Thoái hóa cột sống là bệnh lý không những bắt gặp ở những người lớn [...]

TRIỆU CHỨNG BỆNH THIẾU MÁU NÃO

Thiếu máu não đây là căn bệnh đang được quan tâm từ rất nhiều người [...]