Trong giáo trình hay sẽ giải thích cơ bản về Entity và cách thực hiện entity building như thế nào cho nó chuẩn SEO cũng như các bạn cải thiện những từ khóa mà các bạn đang làm SEO.
CÁCH TRIỂN KHAI ENTITY ONPAGE & OFFPAGE
1. ENTITY (THỰC THỂ) LÀ GÌ?
Dành cho những bạn nào chưa biết về Entity thì theo định nghĩa của google thì Entity là một thực thể và nó có thể là bất cứ điều gì khi nó hội tụ đủ bốn yếu tố này: Đơn lẻ, duy nhất, được xác định và có thể phân biệt được.
Thì nó có thể là một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc là một sự vật sự việc nào đó, và nó có thể liên kết với nhau thành một chuổi để bổ nghĩa và làm rỏ nghĩa cho nhau, nếu các bạn muốn nghiên cứu sâu hơn về Entity thì các bạn có thể tham khảo những bài viết trên google “Entity là gì?” thì các bạn có thể xem những bài viết có rất nhiều trang uy tín đã chia sẻ về vấn đề này thì các bạn có thể xem qua để hiểu hơn về Entity.
Đối với việc các bạn làm Entity Building, ở đây mình sẽ giải thích ngắn gọn và chia ra 2 phần:
2. ENTITY ONPAGE
Các bạn cần chuẩn bị được 5 yếu tố:
Yếu tố 1: Business
Đầu tiên là yếu tố về Business là những thông tin về doanh nghiệp của bạn về tên thương hiệu, địa chỉ, giới thiệu về công ty và hồ sơ năng lực thì điều đó nó giúp chứng minh cho google bạn là một doanh nghiệp và bạn có những thông tin cơ bản của một doanh nghiệp.
Yếu tố 2: Person
Tiếp theo là yếu tố về con người, cái này các bạn cần hình dung là để thành lập được một công ty thì chắc chắn là phải có yếu tố con người để đứng ra thành lập công ty còn được biết ở vị trí gọi là founder, khi các bạn thành lập công ty thì sẽ cần có một người founder để làm chủ công ty đó, thì các bạn cần chuẩn bị một trang profile ở trên website của các bạn về một người đại diện cho trang web của các bạn thì người đại diện này có thể là founder hoặc là một người chịu trách nhiệm về truyền tải những thông tin trên trang web của các bạn làm thế nào mà cho người dùng nhận định đó là thông tin chính xác từ một người chuyên gia chia sẻ đến các bạn.
Khi các bạn chuẩn bị trang profile trên trang web của mình thì các bạn cần phải có thứ nhất là Avatar người đại diện tiếp theo là phần trình bài giới thiệu về bản thân tên, chức vụ, trình độ học vấn, chuyên môn của các bạn là gì, thì các bạn có thể chia sẻ trên profile đó, khi các bạn viết content trên website thì các bạn có thể để lại phần giới thiệu về tác giả bên dưới phần nội dung, để khi đó google biết xác định đây là người tác giả đã viết ra nội dung đó thì người tác giả này khi vào profile của họ thì sẽ thấy được hồ sơ năng lực của họ về những quá trình mà họ làm, thì điều này các bạn có thể tham khảo ở trang Vinmec.com thì ở đây sẽ có profile của những người bác sỉ, chia sẻ rất kỹ về những thông tin, trình độ học vấn, chuyên môn, thì các bạn có thể tham khảo profile như vậy, về phần yếu tố con người thì các bạn có thể tạo thêm những profile ở trên những trang MXH lớn, thì các bạn có thể tạo những profile đó với tên của người đứng đầu để khi google quét về phần person thì nó sẽ xác định được cái con người đó cũng là một thực thể và yếu tố con người đó cũng có những hoạt động trên những trang MXH lớn thì như vậy nó sẽ củng cố được lòng tin của google về yếu tố con người là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó và hiện tại đang điều hành trang web cũng như là công ty này.
Yếu tố 3: Thông tin doanh nghiệp
Yếu tố tiếp theo là các bạn cần xây dựng những page giới thiệu về công ty của mình, về chính sách công ty, về nguyên tắc, những giới thiệu về công ty, chia sẻ những chi tiết về công ty, trang tuyển dụng đó là những trang giúp google xác định được trang web của bạn là một công ty thật và có những hoạt động, nếu công ty của bạn có những chứng nhận thì các bạn có thể đưa lên để giúp cho người dùng cũng như google tin tưởng vào trang web của bạn hơn.
Yếu tố 4: Schema
Tiếp theo các bạn cần tạo code schema để đưa vào website để giúp google có thể hiểu được là trang web của bạn nói về những vấn đề gì và chia sẻ về ví dụ như thông tin, hình ảnh logo hoặc là những dịch vụ mà công ty các bạn đang làm, thời gian hoạt động, người founder hoặc là người điều hành trang web đó. Về phần code schema thì mình sẽ làm một video riêng để mình phân tích sâu hơn về phần code schema bởi vì phần này các bạn sẽ cần khai báo những phần code nghiên về technical thì nó sẽ cần phải chuyên sâu hơn thì cái này mình sẽ tách ra một video riêng mình nói riêng về schema code schema là gì.
Yếu tố 5: Bố cục footer
Cuối cùng các bạn sẽ cần phải bố cục bên dưới footer thì các bạn cần bố cục sao cho đẹp mắt và nó chi tiết từng cái ví dụ như chính sách, giới thiệu công ty, hoặc là về những trang MXH cơ bản mà trang web đó hiện tại đang hoạt động, thông tin về địa chỉ công ty thì các bạn có thể để dưới phần footer, để làm sao cho google khi vào quét thì nó sẽ thấy được phần footer đó đầy đủ những thông tin mà người dùng đang cần quan tâm.
3. OFFPAGE ENTITY
Thì phần này các bạn cần phải tạo ra những trang MXH lớn theo tên thương hiệu của công ty các bạn, phần này các bạn cần phải lọc ra được khoảng 300 MXH lớn hiện tại và các bạn cần đăng ký những MXH đó theo tên thương hiệu của công ty bạn. Và điều quan trọng là các bạn cần liên kết những MXH đó với nhau, giống như các bạn sẽ đang chéo lẫn nhau các MXH, để thứ nhất nó sẽ giúp cho google xác định được thương hiệu của bạn đang hoạt động trên các MXH lớn này và có một cái là khi các bạn tạo MXH thì các bạn cần quan tâm đến URL của MXH, thì các bạn cần đặt tên URL làm sao cho nó trùng với tên thương hiệu của các bạn thì các bạn có thể tùy biến như thế nào nhưng các bạn cần chèn tên thương hiệu của các bạn vào được URL của những MXH đó, tiếp theo thì các bạn cần đồng bộ được những hình ảnh logo của các bạn trên các trang MXH
thông thường các trang MXH sẽ cho các bạn chèn phần hình ảnh làm Avatar thì các bạn có thể chèn logo của công ty bạn vào trong những Avatar đó cho nó đồng bộ những hình ảnh đại diện của các trang MXH điều là logo của công ty bạn.
Xem thêm
Bài viết liên quan
20+ lỗi viết Content SEO mà bạn cần tránh khi viết bài
Bài viết SEO chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng có được thứ hạng cao [...]
Th9
Đào tạo seo GHẾ MASSAGE thị trường cạnh tranh
Ghế massage là một loại thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nó là [...]
Th8
SEO hosting là gì? Tại sao nhiều người chọn sử dụng SEO hosting?
SEO hosting không phải là hosting giúp SEO website lên top Google nhanh chóng như [...]
Th8
Buyer Keyword là gì? từ khóa “có ý định” mua hàng
Định nghĩa về Buyer Keyword Buyer Keyword là những từ khóa xuất phát từ ý [...]
Th7
CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE
CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE TOÀN THÂN Chia sẻ với anh em một Case [...]
Th5
Cách đi backlink hiệu quả mà phần lớn anh em làm SEO chưa được biết
Đi bao nhiêu backlink là phù hợp, số lượng đi link như thế nào đối [...]
Th5