Lưu lượng truy cập (traffic) là một trong những thông số quan trọng khẳng định sức mạnh cũng như sức thu hút hút dịch vụ, đó cũng là tiêu chí đánh giá khả năng quảng cáo trên website. Trong quá trình phát triển website không thể tránh khỏi được những thuật ngữ như: Pageviews, Unique Pageviews, Visits… Bất kỳ Admin của một trang web nào cũng phải làm quen với khái niệm này. Tuy nhiên, những thuật ngữ và chỉ số như “Visits”, “Page Views”, “Visitors”… vẫn bị hiểu nhầm hay sử dụng một cách không chính xác.
Để có thể tiếp thị và bán được quảng cáo trên website cho các advertiser, bạn cần hiểu và nắm rõ những kiến thức cơ bản về phân tích web và hành vi người dùng.
Đầu tiên ta sẽ dịch các khái niệm kia ra tiếng Việt cho dễ phân biệt đã:
– Visits: Lượt truy cập
– Visitors: Khách truy cập
– Clicks: Nhấp chuột
– Entrances: Số lần truy cập
– Pageviews: Số lần xem trang
– Unique Pageviews: Số lần xem trang duy nhất
Dữ liệu khách truy cập trong tài khoản Analytics có thể dễ dàng bị diễn giải nhầm do nhiều thuật ngữ giống nhau được sử dụng trong các báo cáo khác nhau. Dưới đây mình sẽ giải thích chi tiết hơn về những thuật ngữ thường được hỏi nhất.
– Clicks vs. Visits
– Visits vs. Visitors
– Visits vs. Entrances
– Pageviews vs. Unique Pageviews
Clicks và Visits
Thuật ngữ click dùng trong lĩnh vực quảng cáo, thường là trong số liệu của Google AdWords hoặc một số nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo. Clicks cho chúng ta biết có bao nhiêu lượt khách truy cập click vào mẫu quảng cáo của chúng ta. Trong khi đó Visits là số phiên duy nhất mà khách truy cập truy cập vào website của bạn (hay nói ngắn gọi là số lượt truy cập website của chúng ta). Google Analytics tính số lượt truy cập này theo thời gian hoạt động trên trang web của bạn. Mỗi lượt truy cập tương đương với 30 phút hoạt động trên trang web.
Như vậy một người có thể click vào mẫu quảng cáo nhiều lần nhưng nếu như thời gian họ ở trên trang không quá 30 phút thì số Clicks vẫn tăng nhưng Visits sẽ không tăng.
Có một vài lý do khiến hai số này có thể không khớp nhau:
(Các bạn lưu ý cho mình từ phiên truy cập – nó được tính là một lần ghé thăm trang web nhưng không quá 30 phút, sau 30 phút nó sẽ tính là một phiên khác)
a. Một khách truy cập có thể nhấp vào quảng cáo của bạn nhiều lần. Khi một người nhấp vào một quảng cáo nhiều lần trong cùng một phiên, Google AdWords sẽ ghi tăng số lượt Clicks trong khi Analytics nhận dạng các lần xem trang riêng lẻ dưới dạng một lượt truy cập (Visits). Đây là một lý do phổ biến.
b. Người dùng có thể nhấp vào quảng cáo (click) và sau đó, trong một phiên khác, trực tiếp quay trở lại trang web thông qua dấu trang (bookmark). Trong trường hợp này, thông tin giới thiệu từ lượt truy cập ban đầu được giữ lại, do đó, một nhấp chuột (Clicks) tạo ra nhiều lượt truy cập (Visits) – tức là số Visits sẽ tăng mà không tăng Clicks.
c. Khách truy cập có thể nhấp vào quảng cáo của bạn (click), nhưng ngăn không cho trang tải hoàn toàn bằng cách chuyển hướng đến một trang web khác hoặc bằng cách nhấn vào nút Dừng/Stop trên trình duyệt. Trong trường hợp này, mã theo dõi Analytics không thể thực thi và gửi dữ liệu theo dõi đến các máy chủ của Google. Tuy nhiên, AdWords vẫn tăng một nhấp chuột (Clicks).
d. Để đảm bảo lập hóa đơn chính xác hơn, Google AdWords tự động lọc các nhấp chuột không hợp lệ ra khỏi báo cáo của bạn. Tuy nhiên, Analytics báo cáo những nhấp chuột này là lượt truy cập vào trang web của bạn để hiển thị bộ dữ liệu lưu lượng truy cập hoàn chỉnh.
Visits vs. Visitors
Analytics đo lường cả số lượt truy cập (Visits) và khách truy cập (Visitors) trong tài khoản của bạn. Visits thể hiện số phiên riêng lẻ do tất cả khách truy cập (visitors) truy cập vào trang web của bạn. Nếu người dùng không hoạt động trên trang web của bạn từ 30 phút trở lên thì bất kỳ hoạt động nào trong tương lai đều được tính là phiên mới, số lượng Visits tăng. Nhưng nếu người dùng rời khỏi trang web của bạn và trở lại trong vòng 30 phút thì vẫn được tính là phiên ban đầu (Visits không đổi).
Giả sử bạn truy cập vào website http://abc.com lúc 8 giờ, sau 2 phút, bạn có việc phải ra ngoài và 28 phút sau mới quay trở lại. Sau đó bạn truy cập vào một trang khác trên site của mình ở phút thứ 31 (tức là lúc 8h31ph). Như vậy lượt truy cập thứ 2 đã được khởi tính (Visits). Nói tóm lại, trong 30 phút hoạt động trên website, bạn có vào bao nhiêu trang (trên site mình) đi chăng nữa thì cũng chỉ được tính là 1 lượt của phiên ban đầu (Visit) cho dù bạn có tắt trình duyệt rồi mở lại cũng thế. Nếu bạn tắt trình duyệt, tắt tab, và chỉ tương tác với site từ phút thứ 31 trở đi thì mới được tính làm lượt truy cập thứ 2.
Visitors hay Unique Visitors hoặc Absolute Unique Visitors là số người truy cập vào website của bạn trong một đơn vị thời gian. Ví dụ 1 ngày trang của bạn có 500 người vào xem thì Visitor/ngày sẽ là 500.
Số phiên truy cập đầu tiên bởi người dùng trong bất kỳ phạm vi ngày nhất định nào đó được xem là “additional Visits“ (lượt truy cập thêm vào) và “additional Visitors“ (khách truy cập thêm vào). Bất kỳ phiên nào trong tương lai từ cùng một người dùng trong cùng khoảng thời gian đã chọn để báo cáo sẽ được tính là lượt “additional Visits” (truy cập tăng thêm), chứ không phải là “additional Visitors” (khách truy cập tăng thêm). Ví dụ trong Dash Board của Google Analytics, bạn chọn khoảng thời gian report (date range) là trong một tháng thì con số Visitor sẽ phản ánh số lượng người truy cập không trùng lắp trong 1 tháng đó.
Nếu trong một tháng được chọn để báo cáo, bạn truy cập blog mình 5 lần thì Google sẽ chỉ tính bạn là 1 visitor trong khoảng thời gian đó. Một Unique Visitor được khởi tính dựa trên 2 yếu tố đó là mốc thời gian mà người dùng bắt đầu truy cập trang web + số ID ngẫu nhiên trên máy tính của bạn.
Thực ra có nhiều tranh cãi về chỉ số này, vì thực sự có ai biết chắc rằng trong khoảng thời gian đó người dùng không xóa Cookies trình duyệt hay thay đổi IP. Biết đâu cũng người dùng đó (nhân dạng) lại truy cập website bạn thông qua máy tính của bạn bè hay ra máy tính của dịch vụ Internet. Dù sao thì con số này cũng có độ chính xác mang tính tương đối có thể chấp nhận được trong ngành quảng cáo trực tuyến.
Visits vs. Entrances
Visits được tăng lên với lần truy cập đầu tiên của một phiên, trong khi Entrances được tăng lên với lần xem trang (Pageview) đầu tiên của một phiên. Nếu lần truy cập đầu tiên của lượt truy cập không phải là một lần xem trang, bạn có thể thấy sự khác biệt giữa Visits và Entrances ở đây.
Pageviews vs. Unique Pageviews
Một lần truy cập trang (pageview) được định nghĩa là xem một trang trên trang web được Analytics theo dõi bằng mã theo dõi. Nếu khách truy cập nhấp vào tải lại sau khi đến trang đó, điều này sẽ được tính là lần truy cập trang bổ sung. Nếu người dùng điều hướng đến một trang khác và sau đó quay trở lại trang gốc thì số lần xem trang thứ hai cũng được ghi lại.
Giả sử khi có một người truy cập trang web của mình, pageview lúc này là 1. Khi họ load lại trang đó, nó sẽ được tính thêm 1 lượt pageview mới. Một website thông thường sẽ có rất nhiều trang. Mỗi trang được được load thông qua một địa chỉ URL. Mỗi lần bạn F5 trang web hay truy cập một URL nào đó thì đều được tính là một page view. Nói cách khác 1 page view = 1 lần request trang web về server từ trình duyệt của người dùng, bất kể đó là trang đã truy cập rồi.
Còn trước khi tìm hiểu về Unique Pageview, chúng ta cần biết thêm một thuật ngữ anh em với Visit của Google đó là Session. Theo định nghĩa chuẩn của Google thì 1 session tương đương 30 phút hoạt động trên site của người dùng với điều kiện là không có một truy cập sang domain khác chen giữa do người dùng click vào một đường link dẫn sang một trang web khác trên site hiện tại (Outbound link).
Nói một cách dễ hiểu hơn, khi truy cập website ABC.com, bạn duyệt liên tiếp các trang A > B > C. Sau đó tại trang C, bạn click vào một link dẫn đến trang web XYZ.com. Ngay lúc này 1 session đã kết thúc vì bạn đã truy cập một trang ngoài (domain khác).
Sau đó, bạn trở lại trang ABC.com để tiếp tục duyệt các trang khác, lúc này session thứ 2 đã được khởi tính nhưng bạn vẫn thuộc lượt truy cập thứ 1 (vì tất cả tác vụ bạn thực hiện vẫn nằm trong phạm vi 30 phút tính từ lúc bạn bắt đầu truy cập ABC.com). Ngươi ta vẫn thường xem visit và session gần giống nhau, nhưng nếu xét cho kĩ lượng thì số lượng session có thể nhiều hơn visit trong cùng một lượt truy cập.
Unique Page View dịch nghĩa tiếng Việt là “Số trang duy nhất được xem”. Nếu trong 1 session bạn xem trang A, B, C sau đó quay lại trang A rồi sang trang B, thì Google sẽ chỉ tính số trang bạn đã xem là 3 trang đó là A, B và C, loại bỏ các trang được xem lại. Cứ như thế, sang session khác, quy tắc tính này lại được lặp lại.
Như vậy, thông thường Page Views sẽ là con số lớn nhất trong các chỉ số, tiếp theo là Unique Page Views, Visits rồi tới Visitors. Nắm rõ được các định nghĩa này thì các bạn sẽ có thể nói chuyện một cách chuyên nghiệp và chính xác hơn với advertiser.
Đối với nhà quảng cáo, họ sẽ chú ý nhiều nhất đền Visits và Unique Visitors. Visits khẳng định sức mạnh traffic chính xác của website còn Unique Visitors giúp advertiser xác định được nếu triển khai quảng cáo trên web này thì có thể tiếp cận (reach) được bao nhiêu con người.
Page View sẽ phát huy sức mạnh của mình khi nó được dùng trong công thức tính Page per Visit (tính trong một khoảng thời gian báo cáo xác định):
Page per Visit = Page Views/Visits
Chỉ số này khẳng định mức độ hấp dẫn của nội dung, khiến người dùng phải đi sâu vào tìm hiểu và thưởng thức website. Đối với các quảng cáo đặt cố định thì việc người dùng vào sâu trong trang sẽ tăng hiệu quả ấn tượng của quảng cáo. Bởi lẽ, với cùng một người dùng vào 3 trang liên tiếp trên site thì tại cùng vị trí đó (quảng cáo độc quyền, không chia sẻ) thì banner sẽ “đập vào mặt” họ 3 lần. Tuy nhiên chưa chắc rằng 3 lần “đập vào mặt” sẽ tương đương với 3 lần click quảng cáo nhé.
Bài viết liên quan
20+ lỗi viết Content SEO mà bạn cần tránh khi viết bài
Bài viết SEO chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng có được thứ hạng cao [...]
Th9
Đào tạo seo GHẾ MASSAGE thị trường cạnh tranh
Ghế massage là một loại thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nó là [...]
Th8
SEO hosting là gì? Tại sao nhiều người chọn sử dụng SEO hosting?
SEO hosting không phải là hosting giúp SEO website lên top Google nhanh chóng như [...]
Th8
Buyer Keyword là gì? từ khóa “có ý định” mua hàng
Định nghĩa về Buyer Keyword Buyer Keyword là những từ khóa xuất phát từ ý [...]
Th7
CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE
CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE TOÀN THÂN Chia sẻ với anh em một Case [...]
Th5
Cách đi backlink hiệu quả mà phần lớn anh em làm SEO chưa được biết
Đi bao nhiêu backlink là phù hợp, số lượng đi link như thế nào đối [...]
Th5