Đào tạo SEO cơ bản phần 1
Hãy cùng giáo trình hay tham gia vào 1 buổi chia sẻ để cảm nhận được không khí học tập và bổ sung những kiến thức về SEO cho mình bạn nhé!
Bài viết này tôi chia thành 2 phần để giúp bạn hiểu rõ nhất về SEO cũng như có mục tiêu SEO đúng đắn, từ đó lập cho mình kế hoạch SEO bài bản và thực hiện có hiệu quả cao.
I. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Website
Website là tập hợp của 1 hoặc nhiều trang web con
Trang web: Hình ảnh, văn bản, video liên kết với nhau
Mỗi trang web là 1 thành phần trong 1 trang web,
Mỗi website có 1 tên miền hoặc 1 tên miền phụ được lưu trữ trên các máy chủ (gọi là sever hay hosting hoặc VPS) chạy online trên đường truyền Internet.
Google không xếp hạng website mà xếp hạng từ trang web con
Khi làm SEO ta cần làm theo các trang web
1.2. URL là gì?
URL là đường dẫn của 1 trang web, hình ảnh, tài liệu… mỗi trang con có 1 URL
Ví dụ: https://giaotrinhhay.com/seo/ là 1 URL
Như đã đề cập ở trên, Google xếp hạng trang con vì vậy Google chính xác đang xếp hạng URL.
1.3. Chỉ số Index là gì?
Chỉ số Index là số trang web trong website được google lưu trữ lại, chỉ khi được Google lưu trữ thì trang web mới được Google xếp hạng.
Ví dụ: Website có 1000 trang web thì index cao nhất không thể vượt quá 1000
Vì vậy muốn SEO lên top hàng ngàn từ khóa thì bạn phải có hàng ngàn bài viết được Google Index.
Từ đây có thể thấy rằng việc bạn SEO từ khóa lên top nhiều hay ít phụ thuộc phần lớn vào số lượng bài viết bạn đăng lên website của mình.
Muốn làm SEO tốt hãy có thật nhiều bài viết bạn nhé!
Vậy làm sao để biết website của bạn có chỉ số index là bao nhiêu?
Bạn hãy vào Google gõ theo cú pháp Site: tên miền
Kết quả trả lại chính là chỉ số index.
Chỉ số Index càng lớn thì càng tốt cho SEO
1.4. Tỷ lệ Cick chuột (CTR) là gì?
CTR = [Số click chuột]/[Số lượt tìm kiếm]
Ví dụ: Từ khóa “Nhà đất Hồ Chí Minh” có
- 10.000 lần tìm kiếm
- Số người click vào xem tin ở trang web: 1000 lần click
Vậy tỷ lệ click chuột (CTR) đối với trang web này là 1.000/10.000 = 10%
Theo bảng thống kê về tỷ lệ click chuột có thể thấy tỷ lệ người dùng click vào những bài viết ở vị trí số 1 và số 2 chênh lệch nhau rất lớn và đồng thời tỷ lệ này cũng có xu hướng giảm dần khi ở các vị trí từ thứ 2 trở đi
Điều này cho ta thấy rằng
Để được người dùng truy cập vào website của bạn, bắt buộc bài viết của bạn phải có thứ hạng cao, cơ hội bán hàng cho người ở vị trí số 1 gần như tuyệt đối
Tỷ lệ CTR càng cao thì cơ hội bán hàng của bạn càng lớn, hãy ghi nhớ điều này nhé!
1.5. Domain Age
Là tuổi đời của tên miền, tên miền của bạn đăng ký càng lâu, bạn duy trì website trên tên miền đó càng lâu thì càng uy tín với Google, càng tốt cho SEO
1.6. Internal Link
Là số liên kết nội bộ ( Trang web có cùng tên miền được liên kết với nhau)
1.7. SEO
Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
SEO là tập hợp những phương pháp để tối ưu hóa website của bạn, nhằm thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm, giúp cho các trang web có được thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm
Nhờ lên top đầu tìm kiếm mà tỉ lệ CTR của website sẽ tăng lên, khi đó số lượng người truy cập vào website tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ của bạn cũng sẽ tăng lên
Vì Google đánh giá trang web nên việc của người làm SEO là phải tối ưu hóa toàn bộ các trang web con trong website của mình.
SEO đánh vào những khách hàng đã có sẵn nhu cầu và vấn đề cần giải quyết, khi website của bạn đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng thì họ sẽ ở lại với bạn.
1.8. Google xếp hạng các trang web như thế nào?
Các thành phần Google có thể xếp hạng trong 1 website:
- Trang chủ (Trang chủ là 1 URL đặc biệt nhất)
- Các trang danh mục (Menu cấp 1, menu cấp 2), mỗi 1 danh mục đều là những URL
- Các bài viết chi tiết ( Đây là thành phần Google xếp hạng nhiều nhất)
- Sản phẩm
- Tags
- Video, hình ảnh, fanpage,…..
Với 1 từ khóa cần lên top ta có thể tác động vào tất cả các yếu tố kể trên để đưa từ khóa đó lên Top Google.
1.9. Search Engine là gì?
Là một cỗ máy có chức năng thu thập dữ liệu, lưu trữ và sắp xếp các website trên thế giới đồng thời trả lại kết quả liên quan đến từ khóa mà khách hàng truy vấn.
Trên thế giới có nhiều cỗ máy tìm kiếm và theo số liệu thống kê thì Google vẫn có thị phần lớn nhất.
II. Nghiên cứu từ khóa
2.1. Tại sao phải nghiên cứu từ khóa?
Nghiên cứu từ khóa là công việc bắt buộc phải làm để có một kế hoạch SEO bài bản
Việc nghiên cứu từ khóa giúp các bạn nắm được bộ từ khóa liên quan đến lĩnh vực của mình, biết được đâu là những từ khóa chính, từ khóa phụ, đâu là thứ mà khách hàng thực sự cần khi quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của chúng ta.
Việc bổ sung bài viết mà không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về từ khóa sẽ khiến bạn mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả lại không cao vì bạn không thể tập trung vào nhu cầu thực tế và thói quen tìm kiếm của khách hàng.
Đôi khi việc không nghiên cứu từ khóa còn khiến cho bạn SEO nhầm từ khóa, hiệu quả sẽ không cao.
2.2. Làm sao để nghiên cứu từ khóa?
Hiện nay có rất phương pháp nghiên cứu từ khóa
2.2.1. Cách 1: Sử dụng các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa
Công cụ nghiên cứu số 1: Keywordtool.io
Công cụ nghiên cứu từ khóa Keywordtool.io có 2 phiên bản, phiên bản miễn phí và phiên bản có trả phí.
Tại đây bạn có thể nhập những từ khóa liên quan đến lĩnh vực của mình
Khi sử dụng bản miễn phí, bạn chỉ có thể lấy về bộ từ khóa gợi ý mà không xem được các thông tin chi tiết như Số lượt tìm kiếm trên tháng, xu hướng tìm kiếm….
Tuy nhiên bạn vẫn có thể dựa vào bộ từ khóa gợi ý, kết hợp với những định nghĩa về từ khóa chính, từ khóa phụ để phân loại và lập kế hoạch SEO cho mình.
Khóa học SEO Online – Học SEO từ Cơ bản đến Nâng cao của Mr.Đình Tỉnh
Công cụ Keywordtool.io chỉ đưa ra những từ khóa gợi ý dựa trên từ khóa được bạn nhập vào ô tìm kiếm, vì vậy muốn có một bộ từ khóa đầy đủ về tất cả các sản phẩm dịch vụ của mình, bạn hãy nhập nhiều những từ khóa liên quan và những sản phẩm là thế mạnh của doanh nghiệp mình bạn nhé!
Công cụ nghiên cứu số 2: Google Keyword Planner
Đây là công cụ lập kế hoạch từ khóa hoàn toàn miễn phí của Google, điều kiện duy nhất là bạn cần có tài khoản chạy quảng cáo Google.
Để sử dụng công cụ Google Keyword Planner bạn cần chuẩn bị:
+ Thẻ VISA Debit
+ Lập tài khoản quảng cáo Google Ads
Sau khi đã có tài khoản Google Ads, chúng ta bắt đầu sử dụng công cụ này để lập kế hoạch từ khóa.
Tuy nhiên một lưu ý nhỏ ở đây, không phải tài khoản quảng cáo nào cũng có thể ra kết quả về số lượt tìm kiếm trung bình 1 tháng của từ khóa,
Thường bạn sẽ phải chạy quảng cáo bằng tài khoản của mình một thời gian, khi đó mới có đầy đủ thông số chi tiết trả về.
Bước 1: Đăng nhập tài khoản Google Keyword Planner
Bước 2: Vào “Công cụ” chọn “Lập kế hoạch” và “Công cụ lập kế hoạch từ khóa”
Bước 3: Tìm từ khóa mới
Tại đây bạn nhập khoảng 3 từ khóa về lĩnh vực của mình
Từ đây, Google sẽ trả về cho bạn rất nhiều từ khóa liên quan đến những từ khóa mà bạn đã nhập, đồng thời ta còn có thể biết thêm nhiều thông tin chi tiết khác về từ khóa như:
+ Lượt tìm kiếm trung bình 1 tháng là bao nhiêu
+ Mức độ cạnh tranh cao hay thấp
+ Tỷ lệ hiển thị quảng cáo
+ Giá thầu
…….
Bước 4: Xuất từ khóa ra file Excel
Bạn hãy ấn “Tải xuống ý tưởng từ khóa”
Khi đã có File Excel về bộ từ khóa, bạn chỉ cần lấy về những thông tin quan trọng cần sử dụng đó là:
+ Từ khóa
+ Lượt tìm kiếm trung bình trên 1 tháng
Chỉ cần sắp xếp lại thứ tự từ khóa theo lượt tìm kiếm trung bình từ cao xuống thấp là bạn đã hoàn thiện bảng kế hoạch từ khóa chi tiết phục vụ việc làm SEO
Và giờ đây, khi đã nắm trong tay bản kế hoạch từ khóa, bạn hãy tập trung sáng tạo thật nhiều content hấp dẫn, bổ sung thật nhiều thông tin có ích cho khách hàng của bạn dựa trên những từ khóa đã có
Kiên trì hoàn thiện theo kế hoạch, bạn hoàn toàn có thể chèo lái con thuyền doanh nghiệp của mình tới nơi thịnh vượng bền vững nhất
2.2.2. Cách 2: Một số công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí
+ Keywordtool.io
+ Google Keyword Planner
+ Google Trend
+ Google Search Box
+Ahrefs
+ ….
Trên đây là các công cụ nghiên cứu từ khóa được ưa chuộng để tìm ra bộ từ khóa cho mình.
2.3. Một số kết luận với từ khóa
Phân loại từ khóa
Từ khóa chia làm các loại:
- Từ khóa chính
Là từ khóa khó SEO, thường là từ khóa ngắn (Dưới 5 từ)
Ví dụ: Sửa điều hòa, rèm cửa, rèm giá rẻ…..
Đặc điểm tiếp theo của từ khóa khó là lượt tìm kiếm/ tháng cao (Thường > 1000 lượt/ Tháng)
- Từ khóa phụ
Là từ khóa dễ làm hơn, thường là từ khóa dài ( Thường trên 6 từ) và có lượt tìm kiếm thấp ( Từ vài chục đến vài trăm lượt/ tháng)
Khi làm SEO ta tập trung SEO từ khóa phụ trước, từ khóa chính SEO sau, bạn nhớ nhé!
Khi nhiều từ khóa phụ lên TOP thì từ khóa chính cũng sẽ thay đổi chiều hướng đi lên.
Vậy muốn có kết quả tốt thì ta cần tập trung THẬT NHIỀU từ khóa phụ trước nhé bạn!
- Từ khóa giúp kiếm tiền luôn
Hãy áp dụng công thức nếu SEO 63 tỉnh: TỪ KHÓA CHÍNH + TÍNH TỪ + TỈNH
Nếu SEO trong quận huyện: TỪ KHÓA CHÍNH + TÍNH TỪ + TÊN QUẬN/HUYỆN
Ví dụ: Ghế massage tại Hải Phòng, Ghế massage tại Hà Nội, Ghế massage giá rẻ tại Hồ Chí Minh…..
Trên đây tôi vừa chia sẻ với bạn 2 kiến thức nền tảng để bạn bắt đầu làm SEO
Ngay bây giờ hãy bắt tay vào thực hành lập kế hoạch từ khóa cho lĩnh vực mà mình kinh doanh để có những bước đầu vững vàng với công cụ quảng cáo tuyệt vời này nhé!
Đào tạo SEO cơ bản phần 2
Ở bài viết trước tôi có nói tới khái niệm từ khóa chính và từ khóa phụ, chắc hẳn bạn còn nhớ 2 kiến thức này
Và lời khuyên là bạn nên bắt đầu với những từ khóa phụ trước bởi mức độ cạnh tranh thấp hơn và dễ lên top hơn những từ khóa chính
Tuy nhiên tổng kết lại những vấn đề quan trọng của bài trước, tôi có thêm một bí mật dành cho bạn
Đó là tỷ lệ chuyển đổi.
Tỷ lệ chuyển đổi cho biết tỷ lệ số lượng khách hàng mua hàng thực tế trên số lượng người click vào xem thông tin website của bạn.
Tỷ lệ chuyển đổi càng cao chứng tỏ số lượng người mua hàng thực tế của bạn càng nhiều
Và bí mật ở đây là
Tỷ lệ chuyển đổi của các từ khóa phụ thường cao hơn tỷ lệ chuyển đổi từ các từ khóa chính.
Tại sao lại như vậy?
Từ khóa phụ thường dài hơn từ khóa chính, thông tin ở từ khóa phụ thường chi tiết hơn từ khó chính, chứng tỏ nhu cầu mua hàng thực sự của khách hàng cao hơn nhu cầu tìm hiểu thông tin.
Ví dụ tôi ở Hồ Chí Minh đang quan tâm máy rửa bát.
Nếu chưa có nhu cầu mua, chỉ xem thông tin, có thể tôi sẽ tìm theo từ khóa “máy rửa bát”
Nhưng nếu tôi thực sự có nhu cầu mua máy rửa bát cho gia đình, tôi sẽ không tìm như vậy bởi khi search “máy rửa bát” có rất nhiều công ty ở tỉnh thành khác sẽ khiến cho việc tìm kiếm của tôi trở nên khó khăn hơn, tôi thì muốn mua máy rửa bát tại nơi mình đang ở
Vì vậy tôi sẽ tìm kiếm “máy rửa bát tại Hồ Chí Minh” và đôi khi còn chi tiết hơn: “máy rửa bát tại quận 6”
Xét về phương diện từ khóa, rõ ràng “máy rửa bát tại Hồ Chí Minh” và “máy rửa bát tại quận 6” chỉ là từ khóa phụ, SEO khó hơn từ khóa chính, tuy nhiên đó lại chính xác là những gì khách hàng đang tìm kiếm
Vì vậy một lần nữa khẳng định, bắt đầu SEO tập trung và chăm chỉ từ những từ khóa phụ, chắc chắn sẽ có hiệu quả.
Chúng ta tiếp tục phân tích các khía cạnh của từ khóa nhé!
Làm sao để biết mức độ cạnh tranh của 1 từ khóa?
Tìm được TỪ KHÓA VÀNG chính là phương pháp giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức mà hiệu quả lại rất cao
1. Công thức của từ khóa vàng là gì?
TỪ KHÓA VÀNG = Từ khóa có lượt tìm kiếm cao nhưng ít đối thủ cạnh tranh.
Càng tìm được nhiều từ khóa vàng bạn càng chiếm ưu thế
Vậy làm thế nào để biết đối thủ cạnh tranh của chúng ta nhiều hay ít?
Hãy làm theo công thức sau:
Vào Google gõ theo cú pháp: Allintitle:“Từ khóa”
Kết quả trả lại là 1 số N nào đó
- Nếu N rất lớn è Từ khóa này có độ cạnh tranh cao, đây được coi là từ khóa khó
- Nếu N nhỏ (Từ vài trăm, vài ngàn đến vài chục ngàn) è Từ khóa này có độ cạnh tranh vừa phải đến thấp
Ý nghĩa của con số allintitle là số lượng trang web chứa từ khóa bạn tìm xuất hiện ở tiêu đề, con số này càng nhiều chứng tỏ càng có nhiều đối thủ của bạn đang SEO từ khóa này dẫn đến độ cạnh tranh cao.
Hãy kiên nhẫn tìm kiếm thật nhiều từ khóa vàng và lên TOP hàng ngàn bài viết bạn nhé!
SEO được chia làm 2 trường phái chính là ONPAGE và OFFPAGE
Trong đó SEO ONPAGE tôi đánh giá về mức độ quan trọng khoảng 80%
SEO OFFPAGE vẫn có ý nghĩa tuy nhiên mức độ quan trọng chỉ chiếm khoảng 20% (Chủ yếu là xây dựng hệ thống backlink)
Vì ý nghĩa và mức độ quan trọng của trường pháp SEO ONPAGE nên tôi sẽ tập trung vào chủ đề này trong bài viết.
2. TỐI ƯU SEO ONPAGE
SEO ONPAGE là các kỹ thuật ta tác động vào rất nhiều thành phần trong trang web của mình.
Nếu ta có 1000 URL thì ta phải tác động vào các thành phần trên cả 1000 URL đó.
Vậy tối ưu SEO ONPAGE là tác động vào những yếu tố nào?
Có thể kể tới như:
- Tittle (Tiêu đề của trang web)
- Description
- Nội dung bài viết
- B, I , U
- Heading
- Hình ảnh
- Internal link
- Tốc độ load trang
- Sitemap
- Chuẩn hóa URL
- Robots.txt
- www to nonwww
- Nofollow
- ……
Trong khuôn khổ bài viết tôi sẽ chia sẻ đến bạn những yếu tố chính mà bạn cần tối ưu để có được trang web chuẩn SEO, cùng tôi nghiên cứu từng yếu tố này nhé!
Khóa học Online – Đào tạo kỹ năng Content viết bài website từ A-Z của Mr. Leo minh
2.1. Tối ưu tittle (Tiêu đề trang web)
Tiêu đề trang web được hiển thị trên cùng của 1 kết quả tìm kiếm trên Google,
Trong trang web thì tiêu đề xuất hiện trên thanh tiêu đề.
M ột tiêu đề trang web chuẩn cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a. Tiêu đề phải chứa từ khóa cần SEO
Ví dụ bạn đang muốn từ khóa “Ghế massage” lên top Google thì trong tittle của bạn phải chứa từ khóa này, bạn có thể đặt tiều đề là:
+ Ghế massage giá rẻ
+ …..
b. Độ dài tiêu đề < 70 ký tự ( 65 ký tự là đẹp nhất)
Đối với yếu tố số lượng từ khóa của tiêu đề, tại sao 1 tiêu đề tối đa chỉ nên có 70 ký tự?
Bạn có thể thấy, với những tiêu đề có độ dài quá 70 ký tự, Google sẽ không hiển thị hết mà sẽ để ở dạng dấu 3 chấm, như vậy khách hàng sẽ không đọc hết được tiêu đề của bạn.
c. Mỗi trang web phải có 1 tiêu đề duy nhất.
d. Ưu tiên từ khóa xuất hiện từ trái qua phải
e. Từ khóa lặp lại không quá 2 lần
Từ khóa lặp lại là từ khóa xuất hiện từ 2 lần trở lên trong tiêu đề.
Ví dụ: Máy làm kem tươi, phân phối máy làm kem nhập khẩu uy tín…..
Từ khóa trong tiêu đề có thể được lặp lại nhưng đừng lặp lại quá nhiều lần bạn nhé
f. Tiêu đề phải GIÀU từ khóa
Tôi có 1 ví dụ dành cho bạn, lấy từ trang web của 1 khách hàng của tôi, hãy xem ví dụ và trả lời câu hỏi nhé!
Giữa 2 tiêu đề dưới đây, tiêu đề nào tốt hơn?
Tiêu đề 1: “Máy chạy bộ tại nhà – giaotrinhhay.com” (Tiêu đề này có 38 ký tự)
Tiêu đề 2: “Địa chỉ mua máy chạy bộ uy tín, giá rẻ nhất tại Tp HCM” (Tiêu đề này có 54 ký tự)
Câu trả lời là….
Tiêu đề 2 tốt hơn.
Tại sao?
Đó chính là vì yếu tố GIÀU TỪ KHÓA mà tôi vừa nhắc tới ở trên.
Vì sao lại giàu?
Yếu tố Giàu của tiêu đề trên nằm ở chỗ, trang web chứa tiêu đề đó sẽ lên top google ngay cả khi người dùng tìm kiếm không chính xác tuyệt đối.
Nói cách khách, người dùng có thể tìm kiếm “Địa chỉ bán máy chạy bộ uy tín” hoặc “ máy chạy bộ giá rẻ” hay “Máy chạy bộ tại hcm” v.v…. thì trang web này đều lên TOP.
Có thể nói, tiêu đề 2 hoàn hảo hơn tiêu đề 1 rất nhiều bởi nó có khả năng lên top với rất nhiều từ khóa khác nhau.
Chú ý: Tiêu đề của bài viết nên ngắn gọn nhưng tiêu đề của trang web thì cần giàu từ khóa bạn nhé!
2.2. Tối ưu mô tả ( Descreption)
- Độ dài: Nên là 155 ký tự và
- Chứa từ khóa cần SEO
- Mô tả một cách vắn tắt, ngắn gọn về nội dung của trang web đó
- Không spam từ khóa, chỉ nên lặp lại từ khóa tối đa 2 lần
- Duy nhất, không được trùng lặp
Vị trí xuất hiện của Description: Bên dưới tiêu đề của trang web khi search Google
Đối với mô tả bạn cần viết thật tự nhiên, dẫn dắt khách hàng click vào trang web của bạn
Mặc dù từ khóa cần xuất hiện ở đây tuy nhiên bạn không nên thêm quá nhiều từ khóa, khi đó phần giới thiệu sẽ bị cứng nhắc, không tự nhiên và khiến cho khách hàng không hiểu được giá trị mà bạn mang đến trong bài viết.
Mô tả hấp dẫn là một trong những yếu tố giúp tỷ lệ CTR tăng cao
2.3. Tối ưu nội dung bài viết
- Nội dung bài viết phải có 1000 từ trở lên
- Chứa từ khóa, từ khóa mở rộng
- Mật độ từ khóa từ 2 -3%, quá nhiều sẽ thành spam
- Nội dung phải chứa hình ảnh, video
- Không coppy từ những bài viết khác, nội dung bài viết phải là duy nhất.
- Có chứa liên kết nội bộ
2.4. Tối ưu các yếu tố nhấn mạnh
Bạn phải nhấn mạnh một số yếu tố từ khóa bằng các thuộc tính đậm, nghiêng, gạch chân
2.5. Tối ưu heading
Heading giống như đề mục trong các cuốn sách
Heading có 6 loại từ H1 đến H6, trong đó:
H1: Quan trọng nhất
……
H6: Ít quan trọng nhất
Vậy thì trong 1 bài viết cần có những heading nào? Vị trí của nó ở đâu?
- H1: Chỉ cần 1 H1, thường là tiêu đề bài viết và phải chứa từ khóa cần SEO
- H2: Cần > 2 H2 trở lên
- H3: Cần > 2 H3 trở lên
H4, H5, H6: Có thể có hoặc không, nếu có thì phải chứa từ khóa mở rộng
Nếu bài viết có heading mà các heading đó không chứa từ khóa hoặc từ khóa mở rộng thì bạn đã làm sai rồi nhé,
Làm thế nào để kiểm tra bài viết có heading hay không? Hoặc heading hiện tại có đúng hay không?
Tôi sẽ hướng dẫn bạn cài công cụ kiểm tra ngay bây giờ!
Thực hành cài công cụ kiểm tra Heading
Vào google gõ từ khóa “Web developer chrome” sau đó cài tiện ích này vào thanh công cụ
Sau khi đã cài đặt thành công, bạn lựa chọn biểu tượng của web developer ở góc phải màn hình và tích chọn “Show Element Tag Names”
Tiếp theo, bạn vào trang web bất kỳ mà mình muốn kiểm tra sau đó lựa chọn “Outline Headings”
Kết quả trả về sẽ cho bạn biết trong trang web bạn đang xem đâu là H1, H2,…. Từ đó bạn có thể đánh giá được trang web của mình cũng như của đối thủ để chỉnh sửa và kết luận
Nếu Heading lỗi thì cần sửa như thế nào?
Đầu tiên ta cần xác định lỗi Heading là do vị trí nào gây ra
+ Lỗi do lập trình (Vị trí cố định: Menu, Footer, Menu trái, menu phải…) thì ta cần sửa lại lập trình
+ Nếu lỗi trong nội dung bài viết thì ta tự sửa được trong Admin của trang web đó.
2.6. Tối ưu hình ảnh
Hình ảnh cũng cần tối ưu bởi người dùng có xu hướng tìm kiếm hình ảnh rất nhiều
Vậy tối ưu hình ảnh ta cần làm những gì?
+ Tên ảnh cần phải chứa từ khóa cần SEO
Bạn cần đổi tên ảnh sao cho tên ảnh đó phải chứa từ khóa trước khi đăng lên trang web của mình
Ví dụ tên ảnh cho website xe đạp tập thể dục có thể là: xe-dap-tap-the-duc.jpg
+ Thêm thuộc tính Alt và title ảnh, 2 thuộc tính này cần chứa từ khóa cần SEO
+ Xung quanh hình ảnh cần chứa chữ có từ khóa ( Nên cho H3 là mô tả chứa từ khóa dưới mỗi bức ảnh)
+ Kích thước ảnh không được quá lớn (chiều ngang khoảng từ 500 – 700 px)
Từ những nội dung tôi chia sẻ ở trên, bạn có thể theo dõi và tự mình chỉnh sửa những bài viết chưa tối ưu trong website của mình nhé.
CÁC TRƯỜNG PHÁI SEO TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
- Triển khai SEO Growth Hacking dựa vào trải nghiệm người dùng, Entity và PBN của Giaiphapseo.com (GPSC)
- SEO không backlink: SEOthuonghieuviet, SEO Bách San, SEO Unicorn, SEO4passion, bienhoahoanhao, seohilo, …..
- SEO thắp nhang: SEOs4me, SEOSONA.
- Trường phái SEO Money: Cái gì không lên top được bằng tiền thì lên top bằng rất nhiều tiền là SEOVietmoz, LeagleSEO.
- SEO dựa vào nguyên lý SEO tín hiệu người dùng: VienIT (Overall).
- SEO dựa vào Cora SEO, PBN, 1 chút User: FoogleSEO (SEO Mentorship), Hướng Nghiệp Á Âu, Tandigi (CAE).
- SEO top bất chấp: TopZ , SEOseva.
- Trường phái không SEO cũng tóp, SEO Brands: Vinalink.com.
TẠI SAO SEO WEB GOOGLE LẠI QUAN TRỌNG TRONG KỶ NGUYÊN SỐ?
Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, quảng sáo SEO là quan trọng hơn bao giờ hết.
Công cụ tìm kiếm Google phục vụ hàng triệu người dùng tìm kiếm mỗi ngày để tìm câu trả lời cho câu hỏi của họ hoặc tìm giải pháp cho vấn đề của họ. Nếu bạn có một trang web, blog hoặc cửa hàng trực tuyến, SEO có thể giúp bạn có được lưu lượng truy cập miễn phí được nhắm mục tiêu từ các công cụ tìm kiếm. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm rất quan trọng bởi vì: Phần lớn hơn 65% người sử dụng công cụ tìm kiếm có nhiều khả năng nhấp vào một trong 5 vị trí hàng đầu trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPS). Để tận dụng lợi thế này và thu hút khách truy cập vào trang web hoặc khách hàng của bạn đến cửa hàng trực tuyến của bạn, trang web của bạn cần xuất hiện ở một trong những vị trí hàng đầu.
- SEO không chỉ là về công cụ tìm kiếm mà còn là việc cải thiện trải nghiệm người dùng và khả năng sử dụng của một trang web.
- Người dùng tin tưởng các công cụ tìm kiếm và việc có sự hiện diện trang web của bạn ở các vị trí hàng đầu cho các từ khóa mà người dùng đang tìm kiếm sẽ làm tăng sự tin cậy của trang web.
- SEO có thể đưa bạn đi trước đối thủ cạnh tranh. Nếu hai trang web cùng bán một loại sản phẩm thì trang web được tối ưu hóa công cụ tìm kiếm có nhiều khả năng có nhiều khách hàng hơn và bán được nhiều hàng hơn.
Các câu hỏi thường gặp về khóa đào tạo SEO
1/ Học SEO Thời Gian Bao Lâu?
Khóa học SEO thường kéo dài trong 4 tuần. Thời lượng 3 tiếng/buổi. Có thể chọn học vào 2,4,6 hoặc 3,5,7. Hoặc T7, CN
2/ Độ Tuổi Thích Hợp Để Học SEO
Khóa học SEO áp dụng cho đối tượng 16 tuổi trở lên và phù hợp với cả những người đã có kinh nghiệm về SEO, Digital marketing…
3/ Tự Học SEO Thì Tìm Tài Liệu Ở Đâu?
Ngày nay có rất nhiều website chuyên biệt, hỗ trợ tự học SEO và marketing online tại nhà. Bạn có thể tham khảo một vài gợi ý sau:
- Web chủ đề Digital Marketing tổng hợp: Marketing Land, Think With Google, Marketo Blog, HubSpot Blog.
- Web chủ đề công nghệ: TechCrunch, Mashable, Engadget, ZDNet.
- Web chủ đề Search Marketing: Search Engine Land, Moz Blog, Search Engine Watch, Search Engine Journal, QuickSprout Blog.
- Web chủ đề phân tích: Google Analytics Blog, KissMetrics Blog, Occam’s Razor, Annielytics.
- Web chủ đề Social Marketing: Buffer Blog, Social Media Examiner.
- Web chủ để Email Marketing: Vero Blog, MailChimp Blog, Emma Blog.
- Web chủ đề Copy & Content Marketing: CopyBlogger, Content Marketing Institute, KopyWriting, B2B Marketing Insider.
- Web chủ đề design, UI/UX: UXMovement, UXpin, Usability Tools, UXMag, UXMyths.
4/ Cần có kỹ năng gì để học SEO tiêu chuẩn?
5/ Không biết lập trình có làm SEO được không?
Học SEO không cần bạn biết lập trình. Tuy nhiên nếu bạn biết thì sẽ là 1 lợi thế khi học và làm SEO. Bạn sẽ chủ động hơn trong việc sửa website, tuy nhiên nếu không biết bạn vẫn có thể liệt kê các tiêu chí và yêu cầu các chuyên gia hỗ trợ.
6/ Nên tham gia khóa đào tạo SEO trước hay khóa Google Adwords trước?
Thông thường bạn nên học SEO trước để có cái nhìn tổng quát về sức mạnh của Google đối với tình hình kinh doanh, cũng như thấu hiểu hành vi người dùng và khả năng biên tập nội dung trên website. Adwords thì khác, Adwords mang tính chất thực dụng hơn khi chủ yếu tập trung vào Landing Page và các chương trình bán hàng.
7/ Yêu cầu để tham gia Khóa học SEO?
Bạn cần có kiến thức cơ bản như biết sử dụng Internet, Word, Excel, có máy tính xách tay. Ngoài ra, học viên cần có tính kiên trì, khiêm tốn, luôn học hỏi và thực hành các phương pháp SEO đã học.
8/ SEO trong bao lâu thì lên TOP?
Thời gian SEO thường trong khoảng từ 1-3 tháng. Một số dự án khó thời gian SEO có thể kéo dài hơn dự kiến.
Bài viết liên quan
20+ lỗi viết Content SEO mà bạn cần tránh khi viết bài
Bài viết SEO chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng có được thứ hạng cao [...]
Th9
Đào tạo seo GHẾ MASSAGE thị trường cạnh tranh
Ghế massage là một loại thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nó là [...]
Th8
SEO hosting là gì? Tại sao nhiều người chọn sử dụng SEO hosting?
SEO hosting không phải là hosting giúp SEO website lên top Google nhanh chóng như [...]
Th8
Buyer Keyword là gì? từ khóa “có ý định” mua hàng
Định nghĩa về Buyer Keyword Buyer Keyword là những từ khóa xuất phát từ ý [...]
Th7
CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE
CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE TOÀN THÂN Chia sẻ với anh em một Case [...]
Th5
Cách đi backlink hiệu quả mà phần lớn anh em làm SEO chưa được biết
Đi bao nhiêu backlink là phù hợp, số lượng đi link như thế nào đối [...]
Th5