Trước kia thì với mình đây là công việc khá cầu kì, vì tiêu chuẩn của mình rất cao, mình vẽ vời ra rất nhiều thứ nhưng sau này nhận ra đơn giản là phân tích những thứ có thể áp dụng thực tế, không màu mè để rồi thực tế không áp dụng được
Mục đích: phân tích dự án giúp chúng ta có dữ liệu để lên chiến lược, lên kế hoạch phù hợp và sau này thực thi trên nền tảng dữ liệu đó.
Phân tích dự án của mình sẽ bao gồm những công việc sau:
1/ 3H
Mình có một quan điểm sẽ luôn không thay đổi, đó là dù làm SEO hay Digital Marketing đều nhất thiết phải có 3H, tức 3 hiểu:
- Hiểu sản phẩm
- Hiểu doanh nghiệp
- Hiểu thị trường
Phần này mà không có 3H thì xác định content chỉ có nước đi xào nấu lại trên mạng thôi chứ thông tin đâu mà viết mới. Vì với mỗi doanh nghiệp, mỗi H trên đã khác nhau rất là xa rồi.
Thông thường, mình sẽ cần hiểu rõ 7P của doanh nghiệp để có được 3H trên. 7P là mô hình marketing mix gồm 7 yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing).
Phần này bên mình thường sẽ làm rất nhiều nhưng vì có form và checklist những yếu tố cần nắm để hiểu được 3H nên khá khoẻ
2/ Phân tích website
Mục đích: Ở đây là phân tích website của chính mình sẽ chuẩn bị làm seo. Khi nhận bất kì dự án nào với website đã có sẵn, chúng ta sẽ cần phải hiểu website đấy đang có những vấn đề gì, từ đó thì mới đưa ra phương án tiếp theo để tối ưu được.
Công việc:
- Phân tích technical
- Phân tích content
- Phân tích offpage (backlink)
1/ Phân tích technical
thì khá đơn giản, với mình thì mình sẽ có checklist technical, đến khi cần đưa checklist vào thôi, ngoài ra nên áp dụng bộ công cụ Website Auditor và Screaming Frog SEO Spider để phân tích, cũng sẽ phát hiện ra rất nhiều lỗi
2/ Phân tích content:
B1: Xuất hết dữ liệu content của website bao gồm:
- Link
- Meta Title
- Page View
- Organic Click
Sử dụng phần mềm Scream Frog SEO Spider connect với Google Analytics và Google Search Console
Khóa học SEO Online – Học SEO từ Cơ bản đến Nâng cao của Mr.Đình Tỉnh
B2: Sử dụng Google Analytics để xem sự thay đổi của từng nguồn traffic trong hiện tại và quá khứ của website (3 tháng gần nhất)
B3: Sử dụng Search Console để tìm từ khoá tương ứng từng bài với những bài có traffic organic
Dừng lại ở đây thôi nha, với 3 bước này bạn đã có quá đủ dữ liệu để đánh giá hệ thống content trong website đang có hiệu quả như thế nào rồi. Thậm chí đến bước này, bạn có thể tối ưu được content ngon lành rồi cơ.
3/ Phân tích backlink
Phần này mình xuất dữ liệu backlink ở cả ahref và search console, với một website mình mới nhận, ngoài những backlink chất lượng từ báo, guest post thì mình sẽ disavow hết để mình hoàn toàn có thể control được tài nguyên dự án (vì có nhiều nguồn tài nguyên trước đơn vị cũ từng làm mình không hiểu, rất khó kiểm soát)
3/ Phân tích đối thủ cạnh tranh
Mục đích: SEO là cuộc chiến thứ hạng, nếu mình lên TOP thì website khác phải xuống, vì vậy mình sẽ cần phải phân tích đối thủ, để có được những hướng vượt qua họ.
Nếu như 2-3 năm đổ về trước, đây là phần mình làm rất kỹ từng con số, từng chỉ số của đối thủ nhưng hiện nay mình đã thay đổi khá nhiều với những gì mà Google đã update.
Phân tích đối thủ, mình sẽ phân tích 2 khía cạnh:
- Từng url cạnh tranh (mỗi nhóm key sẽ cạnh tranh với các url khác nhau)
- Phân tích trên toàn domain (sức mạnh toàn domain cũng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của từng url)
Với 2 trường hợp trên, mình sẽ có checklist phân tích:
Số lượng chữ (dành cho url) - Loại trang: post, page, category, tags,…(dành cho url)
- Số bài viết có link nội bộ trỏ về. Phần này là phân tích sức mạnh của những internal link trong website
- Tổng backlink trỏ về những bài viết trên
- Trung bình cộng organic traffic của những bài viết trên
- Số lượng backlink và referring domain, cả thuộc tính dofollow và nofollow. Phần này với mình giờ cũng không quá quan trọng nữa, vì giờ trọng số thay đổi quá nhiều so với xưa rồi, rất khó đem số lượng ra so sánh với nhau.
- Nguồn backlink: tính số lượng link báo, guest post, pbn, profile,..còn những loại link khác không cần quan tâm lắm, phần này để biết sức mạnh đối thủ tới đâu để còn tính toán nguồn tài nguyên.
- Website có backlink sitewide không, có thì số lượng bao nhiêu và ở những nơi đâu.
- % Anchor text cho từng nhóm url (dành cho url)
Lưu ý: không nên bắt chước đối thủ vì mục tiêu của mình có thể sẽ khác nhiều so với mục tiêu của đối thủ, với mỗi mục tiêu sẽ tương ứng với hướng đi SEO khác nhau. Trong SEO sẽ có nhiều chiến lược khác nhau từ đối thủ, vậy nên hãy phân tích 5-7 đối thủ trang 1 để có được mức độ nhìn nhận về ngành tốt hơn, từ đó mới lên cho mình một chiến lược phù hợp được.
Bài viết liên quan
20+ lỗi viết Content SEO mà bạn cần tránh khi viết bài
Bài viết SEO chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng có được thứ hạng cao [...]
Th9
Đào tạo seo GHẾ MASSAGE thị trường cạnh tranh
Ghế massage là một loại thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nó là [...]
Th8
SEO hosting là gì? Tại sao nhiều người chọn sử dụng SEO hosting?
SEO hosting không phải là hosting giúp SEO website lên top Google nhanh chóng như [...]
Th8
Buyer Keyword là gì? từ khóa “có ý định” mua hàng
Định nghĩa về Buyer Keyword Buyer Keyword là những từ khóa xuất phát từ ý [...]
Th7
CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE
CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE TOÀN THÂN Chia sẻ với anh em một Case [...]
Th5
Cách đi backlink hiệu quả mà phần lớn anh em làm SEO chưa được biết
Đi bao nhiêu backlink là phù hợp, số lượng đi link như thế nào đối [...]
Th5