Website không chỉ là nền tảng marketing online chủ lực nhất mà còn giúp xây dựng hình tượng thương hiệu cho các doanh nghiệp.
Do đó quản trị website là rất quan trọng để website hoạt động tốt và hiệu quả. Vậy quản trị website là gì? Muốn tự học quản trị website thì nên bắt đầu từ đâu?
Quản trị website là gì?
Quản trị website là quá trình quản lý, bảo dưỡng và tối ưu nhằm đảm bảo website vận hành trơn tru cũng như nâng cao trải nghiệm người dùng.
Là một nhân viên quản trị website, bạn không chỉ hiểu biết về lập trình Javascript, PHP, HTML,… mà còn phụ trách mảng nội dung hiển thị để lôi kéo nhiều người dùng đến trang của mình.
Một số công việc thường gặp của quản trị viên bao gồm:
- Duy trì server
- Tối ưu tốc độ tải trang
- Đăng ký tên miền
- Cài đặt plugin
- Xây dựng các thành tố của website
- Thiết kế logo và nội dung giới thiệu công ty
- Sửa lỗi code
- Lỗi kỹ thuật
- Theo dõi traffic
- Quản lý content up lên website
- Đánh giá SEO và đảm bảo vấn đề bảo mật website của bạn để tránh bị hacker xâm nhập.
Để hoàn thành hết những việc trên, quản trị website phải hợp tác tốt với team thiết kế, content, lập trình viên,… và lúc này họ sẽ đóng vai trò như người quản lý nắm tất cả những yếu tố tạo nên website đúng chuẩn.
Thậm chí đôi lúc nhân viên quản trị trang web còn phải làm việc với các phòng ban khác như sales, marketing, quảng cáo… để chắc chắn rằng những thông tin và hình ảnh trên website của bạn hoàn toàn chính xác, phù hợp với thương hiệu doanh nghiệp cũng như xu hướng thị trường.
Tầm quan trọng của quản trị website
Website không chỉ là nguồn thu hút khách hàng tiềm năng mà còn đại diện cho bộ mặt công ty.
Do đó, xây dựng và chăm sóc website khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng. Quản trị web còn giúp thúc đẩy lượng truy cập website và mở rộng thị trường mục tiêu.
- Website được xây dựng tốt sẽ thu hút người dùng đến website nhiều hơn.
Thậm chí nếu nội dung hấp dẫn, phù hợp thì họ sẽ nhanh chóng chia sẻ lên các mạng xã hội. Từ đó mời thêm nhiều bạn bè, người thân đến website của bạn. Như vậy, bạn sẽ thu về lượng lead chất lượng có tiềm năng lớn chuyển đổi thành khách hàng thực sự. - Với kinh doanh truyền thống, bạn cần mở cửa hàng, thuê mặt bằng và đội ngũ nhân viên bán hàng.
Nhưng với thế giới mạng, bạn chỉ cần 1-2 quản trị viên xây dựng hình ảnh công ty, chăm sóc khách hàng trên website và quảng bá sản phẩm.
Cùng với một thực tế rằng: ngày càng có nhiều người dùng mua hàng online (hay ít nhất là tham khảo thông tin mua hàng trên mạng) thì đây là cách tiết kiệm và hiệu quả nhất để tiếp cận khách hàng.
Trên website, bạn cũng không bị giới hạn không gian, khoảng cách địa lý và số lượng người dùng. Vì vậy nên bạn thoải mái hơn nếu muốn mở rộng thị trường mục tiêu.
Quản trị website là làm gì? 6 Công việc quản trị website
#1. Quản trị cập nhật giao diện website
Các nhân viên quản trị website phải luôn đảm bảo giao diện website thân thiện với người dùng.
Không chỉ đóng góp thiết kế website, người quản lý web còn thường xuyên xem xét tình trạng và xử lý các lỗi hình ảnh, table, internal/external link, code web,… Những lỗi này không chỉ ảnh hưởng đến giao diện website mà còn cản trở trải nghiệm của người dùng.
#2. Lập kế hoạch nội dung định kỳ
“Content is King” là khái niệm chưa bao giờ lỗi thời.
Công cụ tìm kiếm Google luôn nhắc nhở về việc update content liên tục để tạo thông tin mới có giá trị. Do đó, là một quản trị viên, bạn cần nắm rõ content hiện tại của website. Từ đó đưa ra kế hoạch tạo mới, tối ưu phù hợp.
Khi triển khai content, cần lưu ý nhất quán thể hiện sứ mệnh doanh nghiệp, triết lý kinh doanh. Đồng thời giới thiệu thương hiệu và sản phẩm đến người dùng.
#3. Xây dựng kế hoạch tối ưu website
Bên cạnh content, website cũng cần đáp ứng nhiều tiêu chí khác để có thể đạt thứ hạng tốt hơn trên các trang kết quả tìm kiếm.
Vì vậy nhân viên quản trị website nào cũng cần phải biết các kiến thức SEO căn bản. Để từ đó, có thể trao đổi làm việc với team SEO giúp lên kế hoạch tối ưu website.
#4. Quản lý đường truyền hosting và sao lưu dữ liệu
Khi quản lý website, bạn cần đảm bảo đường truyền hosting hoạt động bình thường. Ngoài ra, nên cẩn thận sao lưu dữ liệu của website. Việc này giúp đề phòng trường hợp hosting gặp sự cố nghiêm trọng. Từ đó sẽ có phương án phục hồi về sau.
#5. Triển khai quảng cáo cho website
Muốn kéo traffic về website thì ngoài SEO bạn cũng có thể kết hợp SEO vs Google Adwords.
Ngoài ra, nếu ngân sách là vấn đề lớn thì bạn có thể chọn cách chia sẻ bài viết website lên các trang mạng xã hội hay trong chiến dịch email marketing. Kết hợp nhiều phương pháp marketing online sẽ đảm bảo thu về kết quả tốt hơn thay vì quá tập trung vào một mảng.
#6. Đánh giá hiệu quả quản trị website thường xuyên
Không chỉ riêng làm quản trị website mà bất kỳ công việc nào cũng cần có bước review để tự đánh giá hiệu suất làm việc. Những việc làm tốt cần phát huy và những việc chưa tốt cần khắc phục. Cũng như cần làm gì để có thể tối ưu website tốt hơn, thu hút người dùng.
Kĩ năng cần có của người làm quản trị website
- Nắm một số kiến thức SEO như click, CTR, session để tối ưu website tốt hơn.
- Biết sử dụng các công cụ quản trị trang web là công cụ Google Analytics và Search Console
- Thành thạo HTML/CSS, XML; có kiến thức về SQL và Javascript thì càng tốt.
- Kỹ năng phân tích và tìm ra vấn đề.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm để hợp tác với các phòng ban khác nhau.
- Có khả năng sáng tạo ra ý tưởng, nội dung hấp dẫn.
- Tỉ mỉ, có tinh thần kỷ luật, tự sắp xếp cao.
- Có bằng cấp về khoa học máy tính (computer science), thiết kế và các chuyên ngành liên quan.
Checklist 13 công việc cho người mới học quản trị website
Dù bạn tự học quản trị website online hay đang “tầm sư học đạo” từ bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu, hoặc thậm chí còn chưa biết quản trị website là làm gì – thì cũng hãy “dắt túi” checklist hữu ích này để không bỏ lỡ bước nào trong quá trình quản trị website!
Hàng ngày
1. Backup website: Bước dự phòng này giúp bạn nhanh chóng khôi phục trạng thái website trong trường hợp web hay hosting gặp sự cố. Tốt nhất là bạn nên lưu trữ offline file WordPress lẫn dữ liệu mỗi ngày.
2. Quản lý uptime: Downtime là cơn ác mộng đối với sales cũng như conversion. Bạn có thể đăng ký các công cụ checking trực tuyến miễn phí để nhận thông báo khi website bị downtime. Nếu tình trạng downtime thường xuyên diễn ra, bạn nên cân nhắc nâng cấp hosting hoặc chọn công ty hosting khác.
3. Báo cáo bảo mật: Các rủi ro bảo mật và phần mềm độc hại xuất hiện ngày càng nhiều. Vì vậy, đòi hỏi bạn cần phải cảnh giác để tránh nguy cơ lây nhiễm các mã độc này.
Hàng tuần
4. Kiểm tra WordPress, theme, cập nhật plugin: Hãy cập nhật những thay đổi mới nhất từ nền tảng để bảo vệ website khỏi nguy cơ rò rỉ bảo mật.
5. Kiểm tra website trên nhiều trình duyệt: Kiểm tra website không bị lỗi layout hay format trên các trình duyệt khác nhau nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng. Đừng quên xem thử phiên bản mobile để đảm bảo tính responsive.
Hàng tháng hay hàng quý
6. Phân tích website: Tham khảo công cụ như Google Analytics để phân tích các yếu tố SEO như :nguồn traffic đến từ đâu? Thời gian người dùng ở lại website? Page nào được xem nhiều nhất? Từ đó đánh giá sự tăng trưởng của website, tối ưu thêm những trang mang về traffic cao nhất. Và cũng như thay đổi những trang kém chất lượng.
7. Kiểm tra loading time: Nên kiểm tra tốc độ tải trang hàng tháng. Đặc biệt là khi bạn thêm nhiều file media hay plugin thì website sẽ càng nặng và tải lâu hơn.
8. Kiểm tra form: Mỗi tháng bạn nên lướt qua website một lần và điền thử các form để đảm bảo không bị lỗi khi người dùng tương tác.
9. Loại bỏ theme hoặc plugin không xài: Ba tháng một lần, bạn lọc ra lượng theme hay plugin không còn cần thiết cho website. Sau đó xử lý bằng cách deactivate rồi delete hoàn toàn.
10. Kiểm tra lại backup: Như đã đề cập, bước backup là việc phải làm hàng ngày. Tuy nhiên bạn cũng nên định kỳ xem xét vị trí file lưu trữ dữ liệu quan trọng này. Đồng thời dự đoán mức độ hiệu quả của kế hoạch dự phòng trước khi sự cố xảy ra.
11. Tối ưu cơ sở dữ liệu: Những nền tảng WordPress đang ngày càng nặng hơn. Nguyên nhân là do các chức năng nháp, comment spam, review lại bài post … Vì thế, thường xuyên tối ưu dữ liệu sẽ giúp website hoạt động hiệu quả hơn.
Hàng năm
12. Cập nhật copyright: Thông tin này trên menu footer nên cập nhật theo năm hiện tại. Nếu không, khách hàng sẽ không tin tưởng mà mạnh dạn liên hệ với bạn.
13. Review, đánh giá plugin và theme: xem xét tất cả plugin và đánh giá hiệu suất của chúng. Đồng thời đảm bảo theme đang dùng đáp ứng tiêu chuẩn WordPress và cập nhật code nếu cần.
Bài viết liên quan
Tạo nút liên hệ đẹp nhẹ không dùng JS cho WordPress
share code tạo nút liên hệ ở góc màn hình đẹp đơn giản gọn nhẹ, [...]
Th8
Download theme Sahifa wordpress sạch 100% từ themeforest
Download theme Sahifa wordpress dành cho website tin tức, tạp chí sạch 100% từ themeforest [...]
Th8
Theme Flatsome – Theme Bán Hàng số #1 hiện nay
Theme Flatsome là theme bán hàng tốt nhất hiện nay Nhiều mẫu web được thiết [...]
Th7
Elementor Pro thiết kế web kéo thả siêu nhanh
Bạn đang sử dụng website wordpress nhưng không giỏi về code, bạn muốn tạo ra [...]
Th7
Ithemes Security plugin bảo mật website wordpress tốt nhất
Việc bảo mật website là rất cần thiết vì không ai muốn website của mình bị hacker [...]
Th7
SQL INJECTION LÀ GÌ?
SQL Injection không còn là khái niệm quá mới, nhưng nó vẫn là một trong những [...]
Th9