Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về máy làm bánh mì, thì mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn về loại sản phẩm này nhé!
Máy làm bánh mì là gì?
Máy làm bánh mì là thiết bị thực hiện các công đoạn trộn bột, ủ bột, nhào bột và nướng bánh để chế biến các món bánh mì một cách tự động.
Người dùng chỉ cần cho nguyên liệu theo đúng công thức và tỷ lệ vào máy, sau đó cài đặt chế độ phù hợp và ấn nút khởi động. Khi hết thời gian đã cài đặt, ổ bánh mì thơm ngon, nóng hổi sẽ được hoàn thành, bạn chỉ cần lấy bánh ra để nguội và bắt đầu thưởng thức.
Máy làm bằng mì được thiết kế nhỏ gọn với 3 màu sắc chủ đạo là trắng – xám – đen đem đến sự tinh tế, sang trọng, hiện đại cho gian bếp của bạn.
Trên thị trường hiện nay, các loại máy làm bánh mì phổ biến có thể kế đến là: Máy làm bánh mì sandwich, Máy làm bánh mì tươi, Máy làm bánh mì mini, Máy làm bánh mì công nghiệp…
Máy làm bánh mì là gì
Máy làm bánh mì có ưu nhược điểm gì?
-
Ưu điểm
Dung tích và công suất lớn: Những loại máy làm bánh mì trên thị trường thường có công suất 350 – 700W. Trong mức độ này, thiết bị vừa có thể hoạt động tiết kiệm điện năng và vừa đủ để làm bánh với tốc độ nhanh. Dung tích phổ biến thường là 2 – 3 lít, đáp ứng đủ với nhu cầu ăn uống của gia đình từ 4 – 5 thành viên.
Chất liệu tốt: Các dòng máy làm bánh mì đều được sản xuất với chất liệu nhựa ABS, hay inox không gỉ,… có khả năng chịu lực tốt, độ bền cao, không sản sinh ra các chất độc hại và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dùng.
Làm được nhiều món ăn: Không chỉ làm được bánh mì, mà thiết bị còn hỗ trợ bạn thực hiện các công đoạn nhào bột để tạo ra những chiếc bánh ngọt, bánh quy, bánh bao, bánh mì baguette Pháp, bánh donut, hotdog hay làm sợi mì tươi, sợi mì pasta.
Đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh: Chắc chắn rằng, việc làm bánh với thiết bị này tại nhà sẽ giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng đồ ăn khi có thể tự tay chọn mua nguyên liệu sạch có thông tin, nguồn gốc, xuất xứ, tên thương hiệu chi tiết, rõ ràng cũng như có thể tận mắt theo dõi quá trình nấu nướng.
Tiết kiệm công sức, rút ngắn thời gian nấu: Vì các công đoạn đều được máy làm bánh mì tự động hóa nên người dùng sẽ không tốn quá nhiều công sức, thời gian cho việc chuẩn bị và nướng bánh. Hơn nữa, cách thao tác và sử dụng cũng khá đơn giản nên mọi thành viên trong gia đình đều có thể tự làm ra những chiếc bánh thơm ngon một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Dễ dàng làm sạch: Việc vệ sinh máy làm bánh cũng rất nhanh chóng và đơn giản, bạn chỉ cần làm sạch lồng nướng với nước và nước rửa chén rồi dùng khăn lau sạch phần thân, nắp máy sau khi chế biến.
-
Nhược điểm
Máy làm bánh mì có một nhược điểm duy nhất là chỉ được trang bị một dạng khuôn nướng (hình khối chữ nhật hoặc hình trụ tròn khổ lớn), nên bạn sẽ không thể chế biến các loại bánh khổ nhỏ hay tạo hình đặc biệt.
Nếu bạn muốn sáng tạo ra những chiếc bánh có hình dáng độc đáo, ngộ nghĩnh, thì cần phải sử dụng thêm lò nướng đối lưu để làm chín bánh, chỉ thực hiện công đoạn trộn bột với máy làm bánh mì, sau đó cho ra ngoài nặn bột hoặc đổ khuôn nhỏ rời bên ngoài.
Máy làm bánh mì có ưu nhược điểm gì
Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy làm bánh mì
Cần tháo khuôn/lồng nướng ra và rửa sạch với nước hoặc nước rửa chén trước mỗi lần sử dụng, vì trước đó khuôn có thể dính bụi bụi bẩn do để lâu không sử dụng. Lưu ý là bạn không được sử dụng cọ kim loại trong tất cả quá trình vệ sinh, mà nên dùng miếng rửa chén mềm để tránh làm xước hay làm mất lớp chống dính của khuôn bánh.
Luôn chắc chắn rằng gắn phần móc đánh bột đúng cách và luôn sẵn sàng trong khuôn trước khi cho bột và gia vị vào. Vì nếu có sai sót thì bạn phải đổ hết nguyên liệu ra để chỉnh lại.
Tuân thủ theo các quy tắc cho nguyên liệu: Cho nguyên liệu lỏng vào trước; tiếp theo lần lượt là các nguyên liệu khô như bột mì, men, bột nở; sau cùng là cho muối. Bạn phải cho đan xen theo thứ tự như trên để men không tiếp xúc sớm với chất lỏng và muối, làm hỏng men.
Nếu bánh mì của bạn muốn cho thêm bơ hay một số nguyên liệu khác như nho khô, vừng, gia vị, thì đừng cho ngay từ đầu, mà nên chờ đến khi bột hòa quyện thành khối rồi hẳn cho vào.
Thường xuyên kiểm tra thiết bị để đảm bảo không có gì trục trặc xảy ra, còn khi ủ và nướng bánh thì tuyệt đối không được mở nắp máy.
Sau khi nướng xong, bạn nên rút phích cắm điện và để nguội 10 – 15 phút rồi mới nhấc bánh ra.
Nếu bạn muốn vệ sinh khuôn bánh sau khi làm xong thì cần phải để nguội rồi mới được vệ sinh, vì khi bạn dội nước lạnh ngay vào khuôn nóng sẽ làm bong dần lớp chống dính của chúng.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy làm bánh mì
Giá của máy làm bánh mì?
Giá thành của một chiếc máy làm bánh mì có thể dao động khoảng vài triệu đồng tùy vào mẫu mã, thiết kế, tính năng hay thương hiệu của sản phẩm. Với những sản phẩm có chức năng cơ bản thường sẽ dao động khoảng 1 – 2,5 triệu đồng và với những sản phẩm có thiết kế hiện đại, nhiều tiện ích hơn thì sẽ có phân khúc giá cao hơn, khoảng 4 – 5 triệu đồng.
Bạn nên chọn các sản phẩm đến từ những thương hiệu uy tín, được nhiều người dùng ưa chuộng và nổi tiếng để được đảm bảo về chính sách bảo hành và có giá bán hợp lý. Một số thương hiệu bạn có thể tham khảo là Tiross, Panasonic, Zojirushi, Zelmer, Kangaroo…
Xem thêm Máy làm sữa hạt chất lượng tốt, giá rẻ