Hướng dẫn Outline Content chuẩn SEO

QUY TRÌNH LÊN OUTLINE CONTENT

bài viết có tốt hay không, outline quyết định 75%. Giai đoạn này càng tỉ mỉ, càng kỹ, giai đoạn viết content càng tạo nên hiệu quả.
Hướng dẫn Outline Content

Checklist bài viết chuẩn SEO 

Nội dung checklist chi tiết Công cụ hỗ trợ
Kiểm tra tổng quan Content unique: Nội dung có độc nhất, không copy từ nguồn khác Google Search, Rtool, Copyscape, Small SEO tool
Lỗi chính tả Google Docs, Vspell
Thông tin số liệu chính xác, có trích nguồn
Tối ưu URL URL nên chứa keyword chính, không dấu Ví dụ: vienit.org/cach-seo-web-top-google
URL ngắn gọn bao hàm toàn bộ ý & giữ đúng nghĩa bài viết
301 redirect các URL cũ sang URL
Tối ưu Title Title chứa keyword có lượng search cao thứ 2
Chứa tính từ mạnh mẽ, con số cụ thể (ưu tiên số lẻ)
Độ dài: tối đa 65 kí tự Word
Google Docs
Tối ưu Meta description Meta chứa 1 -2 keyword SEO bất kỳ
Độ dài: tối đa 120 ký tự để tối ưu cả giao diện desktop & mobile Word
Google Docs
Chứa tính từ mạnh, CTA, thể hiện bao quát nội dung bài viết
Gợi nhắc đến “pain point”  của người đọc
Tối ưu Heading 1 Chỉ có duy nhất một Heading 1 trong bài viết, heading 1 phải nằm ở đầu bài
Độ dài: Tối đa 70 ký tự Word
Google Docs
Chứa keyword SEO có lượng search cao thứ 3
Ngắn gọn, thu hút & bao quát nội dung trong bài
Tối ưu Heading 2,3,4 Heading 2, 3, 4 hỗ trợ làm rõ nghĩa cho Heading lớn hơn nó
Chèn keyword LSI vào heading một cách tự nhiên
Tối ưu Đoạn mở đầu Độ dài: tối đa 155 chữ Word
Google Docs
Chứa keyword SEO chính trong 100 chữ đầu tiên
Thể hiện nội dung bao quát toàn bài, viết ngắn gọn, thu hút
Tối ưu Đoạn kết bài Độ dài: tối đa 150 chữ Word
Google Docs
Chứa keyword SEO chính trong 100 chữ đầu tiên
Tóm gọn ý chính, kêu gọi hành động (CTA)
Tối ưu Hình ảnh Alt hình ảnh chứa keyword SEO
Đặt tên hình ảnh không dấu, cách nhau bởi dấu – VD: https://vienit.org/wp-content/uploads/2019/10/cach-seo-web-top-google.jpg
Định dạng .jpg, kích thước theo khung hình tối đa của website
Canh hình ảnh, nên có caption đầy đủ
Tối ưu siêu dữ liệu ảnh nếu có như: Geotag…
Nén (compress) dung lượng hình ảnh trước khi upload Photoshop Save for Web
squoosh.app
tinypng.com
Chèn keyword Chèn keyword rải rác ở các vị trí trong bài
In đậm keyword
Mật độ keyword (keyword density) của từ khóa chính cao nhất Yoast SEO
SEOQuake > Density
Tối ưu Internal link và External link Liên kết Internal link đến các bài viết cùng chủ đề cần giới thiệu cho người dùng với anchor text chứa nội dung cụ thể của bài viết được Yoast SEO
Tối thiểu 3 Internal link và 1 external link đến các bài viết liên quan Yoast SEO
Tối ưu Readability Chia nhỏ văn bản thành nhiều đoạn (tối đa 3 câu / đoạn) Yoast SEO
Sử dụng gạch đầu dòng, list để văn bản dễ đọc Yoast SEO
Tham khảo: GTVSEO

 

Khóa học Online – Đào tạo kỹ năng Content viết bài website từ A-Z của Mr. Leo minh

1. OUTLINE CONTENT BAO GỒM NHỮNG GÌ?

Thông thường, một Outline content sẽ bao gồm những yếu tố sau:
  • Meta Title
  • Meta Description
  • Heading (heading 2, heading 3,…)
  • LSI Keywords
  • Những ý mà người lên outline muốn nhấn mạnh hay những lưu ý
  • Nguồn tham khảo
  • Từ khóa phụ

2. QUY TRÌNH LÊN OUTLINE CONTENT:

Bao gồm 9 bước sau:
B1: Tìm hiểu nhu cầu của người dùng ở từ khóa đó và nhóm từ khóa (đối với content blog)
B2: Xem heading của 10 đối thủ đầu tiên và liệt kê càng chi tiết càng tốt
B3: Brief Heading cho bài viết
B4: Brief Meta Title và Meta Description cho bài viết
B5: LSI keywords
B6: Brief những nội dung muốn truyền tải đến người dùng cho người viết
B7: Nguồn tham khảo
B8: URL
B9: Những yêu cầu khác

2.1. Bước 1:Tìm hiểu nhu cầu của người dùng ở từ khóa đó và nhóm từ khóa

Mỗi từ khóa, nhóm từ khóa sẽ có những nhu cầu riêng của người dùng, điều quan trọng nhất là chúng ta hiểu rõ được mong muốn của người dùng ở từ khóa đó. Tránh việc lên outline thừa content hay phân chia từ khóa không đúng.
Đặc biệt:
Hiểu đúng nhu cầu của từ khóa thì sẽ phân nhóm đúng hơn, không phải phân nhóm theo công cụ rập khuôn.
Những từ khoá dài sẽ khá dễ dàng để hiểu search intent, thế nhưng những từ khoá càng ngắn, chúng ta sẽ càng khó khăn trong quá trình hiểu search intent, đơn giản vì nó khá phức tạp
Vậy thì đâu là cách hiểu mong muốn của từ khóa:
  • Hiểu dựa trên việc tự đặt mình vào người dùng khi search từ khóa. Cái này càng hiểu sản phẩm sẽ càng hiểu keywords.
  • Search các từ khóa trên nhóm vào google, xem đối thủ đang nói tới những điều gì nhiều nhất. Những đối thủ đang TOP từ khóa đó đang được Google đánh giá cao về thỏa mãn mong muốn của người dùng ở từ khóa đó. Tuy nhiên đối với những từ khóa có cạnh tranh quá thấp thì điều này lại không hiệu quả.

2.2 Bước 2: Xem layout của 10 TOP đầu, chi tiết hơn cần liệt kê ra heading của 10 TOP đầu tiên.

Vì sao phải là 10 đối thủ đầu tiên mà không phải là những đối thủ trang 2,3?
– 10 đối thủ TOP đầu tiên nó sẽ tổng hợp 10 kết quả mà Google yêu thích nhất cho từ khóa đó.
Trong trường hợp trên, cách xử lý là:
– Có thể chọn concept theo đối thủ trong trường hợp đối thủ trùng concept nhau nhiều (vì đó có thể là concept tốt nhất mà Google yêu thích với từ khóa này)
– Chọn concept chính là concept xuất hiện nhiều nhất, tuy nhiên trong bài vẫn thể hiển những concept khác mà người dùng quan tâm để cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn cho người dùng.

2.3 Bước 3: Lên Heading

Sau khi đã liệt kê những đề mục chính cần có trong bài, chúng ta bắt tay brief Heading dựa trên dữ liệu ở bước 1,2
LƯU Ý:
  • Heading 2 chứa từ khoá và từ khoá phụ (60-70%), còn lại 30% chứa LSI keywords
  • Heading 3 chứa 80-90% LSI keywords, còn lại 10-20% từ khoá và từ khoá phụ

2.4 Bước 4: Brief Meta Title, Meta Description và Heading 1

Meta title cần có:
– Chứa concept chính bạn muốn truyền tải cho khách hàng
– Title đủ quy định theo số ký tự cần cho phép (check bằng công cụ để xem hiển thị đúng chưa: https://serpsim.com/)
– Title cần gợi mở vấn đề:
→ TOP 10 quán ăn: gợi mở vấn đề là giới thiệu 10 quán ăn (ĐÚNG)
→ Đổi tiền Thái Lan sang Việt Nam ở đâu để không bị lỗ: Nơi đâu đổi tiền ổn nhất (ĐÚNG)
→ Tiong Bahru – Khu phố di sản giữa lòng Singapore: Không gợi mở vấn đề gì hết, không nên có title như thế này
– Title nên có số và những kí tự đặc biệt (sẽ làm nổi bật Meta Title lên)
– Nửa đầu title cần chứa từ khoá, nửa sau là những câu từ mang tính chất thu hút khách hàng click.
Meta Description cần có:
– Mô tả nội dung bài viết ngắn gọn, có chứa từ khóa chính và từ khoá phụ.
Heading 1:
– Nếu như Meta Title là concept của bài, cần thu hút khách hàng click thì Heading 1 là nội dung ngắn gọn mô tả xúc tích nhất của nội dung
– H1 chứa từ khoá chính.
Ví dụ Meta Title của nhóm bán nhà là: Mua bán nhà đất giá rẻ, khuyến mãi 10-20% năm 2021. Khi đó heading 1 sẽ là: Mua bán nhà đất giá rẻ 2021.

2.5. Bước 5: LSI Keywords

LSI hiện đang có trọng số rất cao trong SEO đồng thời trọng số của mật độ từ khoá đang giảm mạnh. LSI keywords sẽ giúp Google hiểu chủ đề và nhóm từ khoá của chúng ta, từ đó đánh giá cao content của chúng ta hơn. LSI keywords xuất hiện nhiều cũng khiến cho content của chúng ta chuyên sâu hơn, cung cấp nhiều thông tin giá trị hơn cho người dùng.
  • Sử dụng phần mềm Website Auditor, dựa trên dữ liệu 10 đối thủ cho từng nhóm rồi lấy ra 40-80 LSI keywords bổ sung vào file Outline. (LSI thường sẽ là những từ hay cụm từ xuất hiện nhiều trong những đối thủ của mình)
  • Có cách nữa là có thể sử dụng ahref, tìm những website cùng ngành ở nước ngoài rồi lấy LSI dựa trên nó. (dĩ nhiên vẫn sử dụng Website Auditor)
Nhân sự viết content sẽ cần phải thêm đủ LSI keywords và số lượng tương ứng từng từ vào nội dung theo yêu cầu từ người lên outline.
Chú ý: để tìm được LSI keyword sẽ rất tốn thời gian, nên hãy chọn ra những bài content có trọng số cao với dự án để làm.

2.6 Bước 6: Những nội dung bạn muốn người viết truyền tải thêm

Sẽ có những nội dung mà bạn muốn người viết phải nhấn mạnh hay truyền tải vào bài content. Có thể là cả bài hoặc trong những heading. Bạn cần nói lên những thứ đó khi lên layout để team content truyền tải đúng mong muốn của mình vào bài viết.

2.7 Bước 7: Nguồn tham khảo

Đưa ra một số nguồn mà bạn muốn người biên soạn nội dung tham khảo ở đó. Nên đa dạng từ 3-4 nguồn chứ không sẽ xảy ra tình trạng chỉ xào nấu 1-2 bài. Tuy nhiên cũng không nên quá đưa nhiều nguồn giống nhau vào bài viết, gây rối cho người viết.
Mỗi heading 2 cần có 1-2 nguồn để người viết có nhiều dữ liệu tham khảo hơn.

2.8. Bước 8: URL

Url cần ngắn gọn từ 4-7 chữ, chứa từ khoá chính. Bạn cần đưa luôn URL vào nếu không muốn các bạn content bê nguyên title làm url.

2.9. Bước 9: Những yêu cầu khác

Những yêu cầu hay quy chuẩn mà chúng ta muốn truyền tải cho người viết như:
– Số lượng chữ tối thiểu hoặc tối đa của cả bài
– Số lượng chữ trong từng heading có không
– Mật độ từ khoá xuất hiện như thế nào, xuất hiện chỗ nào nhiều, chỗ nào ít và mấy lần
– Bôi đậm, in nghiêng vấn đề gì không
………………………………………….
Lưu ý: Các bài content có trọng số càng cao, càng phải lên outline càng chi tiết

Các câu hỏi thường gặp trong viết bài SEO

1/ Bài viết chuẩn seo là gì ?

Bài viết chuẩn SEO là dạng bài viết tối ưu hóa nội dung theo những tiêu chuẩn bắt buộc cùng với các kỹ thuật SEO sao cho bộ máy tìm kiếm Google có thể hiểu được. Đồng thời, cũng phải được ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng. 

2/ Cách viết bài chuẩn seo website lên top google

Xác định người đọc -> Chọn từ khóa chính và từ khóa phụ -> Lập dàn ý -> Tiến hành viết bài chuẩn SEO (Viết Meta Description, Title, Sapo,…) -> Xem chi tiết hơn tại bài viết này.

3/ Một bài viết chuẩn seo giá bao nhiêu ?

Mức giá chung cho các bài viết chuẩn seo hiện nay dao động từ khoảng 50.000 cho đến vài triệu đồng. Giá bài viết tùy thuộc vào độ dài, chất lượng bài viết, hình ảnh có trong nội dung và kinh nghiệm người viết.

4/ Công cụ kiểm tra bài viết chuẩn seo

Small SEO Tools, Copyscape, SEOquake, Web Developer, Yoast SEO, SEMrush SEO Writing Assistant, Duplichecker, Plagium, Spineditor… và rất nhiều công cụ khác.

5/ Checklist tối ưu Content Chuẩn SEO mới nhất

Một bài viết chuẩn SEO cần phải đảm bảo những quy định về nội dung độc nhất không trùng lặp coppy, tối ưu (title, alt, heading, url, meata description, hình ảnh), mật độ từ khóa, độ dài bài viết,… Xem thêm

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài Founder/ CEO Giaotrinhhay.com - Giáo Trình Hay Chia Sẻ: Tài liệu SEO website, DIGITAL MARKETING, Ebook CNTT, Mẹo vặt, Phần mềm, Thủ thuật PC và kho tài liệu học tập hữu ích miễn phí.

Bài viết liên quan

20+ lỗi viết Content SEO mà bạn cần tránh khi viết bài

Bài viết SEO chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng có được thứ hạng cao [...]

Đào tạo seo GHẾ MASSAGE thị trường cạnh tranh

Ghế massage là một loại thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nó là [...]

SEO hosting là gì? Tại sao nhiều người chọn sử dụng SEO hosting?

SEO hosting không phải là hosting giúp SEO website lên top Google nhanh chóng như [...]

Buyer Keyword là gì? từ khóa “có ý định” mua hàng

Định nghĩa về Buyer Keyword Buyer Keyword là những từ khóa xuất phát từ ý [...]

CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE

CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE TOÀN THÂN Chia sẻ với anh em một Case [...]

Cách đi backlink hiệu quả mà phần lớn anh em làm SEO chưa được biết

Đi bao nhiêu backlink là phù hợp, số lượng đi link như thế nào đối [...]