Định nghĩa về Buyer Keyword
Buyer Keyword là những từ khóa xuất phát từ ý định mua hàng. Nếu bạn đang bán hàng/làm dịch vụ, cần tìm những từ khóa như thế này để làm nội dung vì tỷ lệ mua hàng của những buyer keywords cao hơn rất nhiều so với từ khóa thông thường.
Ở bài viết này, mình sẽ giúp bạn phân tích về Buyer Keyword
Nghiên cứu từ khóa để xây dựng content là 1 trong những công đoạn quan trọng đầu tiên khi SEO, là yếu tố quyết định “cuộc đời nở hoa” hay “cuộc sống bế tắc” của tổng thể chiến dịch SEO.
Với site mới chưa có độ tin cậy cao với Google thì bạn nên đầu tư thời gian thật nhiều trong việc lựa chọn từ khóa, ít nhất từ khóa phải đạt được những tiêu chí như:
- Lượng tìm kiếm mỗi tháng vừa đủ: Quá cao thì cạnh tranh cao, quá thấp thì ít traffic
- Cạnh tranh (competition) không quá cao
- Longtail keywords (những từ khóa chứa nhiều hơn 3 ký tự) có khả năng tạo ra chuyển đổi
- …
Nhưng có 1 tiêu chí quan trọng nữa quyết định đến tỉ lệ chuyển đổi của site, đó là buyer keyword – Từ khóa xuất phát từ ý định mua hàng.
Vậy làm sao để xác định được chính xác từ khóa mua hàng để đem lại tỉ lệ chuyển đổi cao nhất cho site? mình sẽ giúp bạn tìm hiểu trong bài viết này.
Sự khác biệt của Buyer Keyword là gì?
Từ khóa xuất phát từ ý định mua hàng là như thế nào? Hãy cùng phân tích 2 từ khóa sau:
- Ghế massage là gì?
- Mua ghế massage hãng nào?
Theo bạn, 2 từ khóa trên thì đâu là Buyer keyword?
- Ghế massage là gì?: Đây là 1 information keyword, tức là người dùng tìm từ khóa này để tìm thông tin. Nếu xét theo mô hình tiếp thị AIDA thì việc tìm khóa này sẽ ở chữ cái A đầu tiên (Attention), có rất nhiều quá trình nữa mới đi đến chữ cái A cuối cùng (Action)
- Mua ghế massage hãng nào: Đây là 1 buyer keyword, tức là người dùng đã hiểu rõ thông tin, đang cần tìm chỗ mua. Tức là họ đang có ý định mua hàng (Chữ cái A cuối cùng trong mô hình AIDA)
Mô hình tiếp thị AIDA:
- A (Attention) – Bị thu hút bởi 1 thứ gì đó, tìm hiểu thông tin
- I (Interest) – Thích thú về món hàng/dịch vụ đó rồi
- D (Desire) – Mong muốn, thậm chí khao khát sở hữu nó.
- A (Action) – Ra quyết định mua hàng.
Như vậy, việc bạn tìm những buyer keywords để làm nội dung và SEO cũng giống như bạn “đi tắt đón đầu” những khách hàng đã mong muốn chi trả. Chứ không cần phải tốn công giải thích, thuyết phục những khách hàng đang trong thời gian tìm hiểu nữa.
10 ví dụ cụ thể về buyer keyword
Để bạn dễ hình dung hơn về buyer keyword, mình sẽ đưa ra minh họa với 10 từ khóa sau đây:
- Ghế massage loại nào tốt: Đây là từ khóa xuất phát từ những người đang có nhu cầu mua ghế massage, và họ đang tìm kiếm loại ghế massage tốt nhất để mua.
- Ghế massage AVA có tốt không: Đây là từ khóa xuất phát từ những người đang có nhu cầu mua ghế massage, họ được quảng cáo về sản phẩm ở đâu đó & đang cần tìm thêm thông tin về chất lượng trước khi quyết định mua hàng.
- Ghế massage gần đây nhất: Từ khóa này xuất phát từ nhu cầu của người tìm kiếm tại Hồ Chí Minh & cần tìm mua ghế massage cần.
- Mua ghế massage AVA ở đâu: Người tìm kiếm đang cần mua ghế massage AVA và họ đang muốn tìm 1 địa điểm uy tín để mua.
- Ghế massage giá rẻ: Người tìm kiếm đang có nhu cầu mua ghế mát xa và họ đang có xu hướng so sánh giá trước khi xuống tiền mua sản phẩm.
- Mã giảm giá shopee: Người tìm kiếm đang chuẩn bị mua hàng ở shopee & họ đang tìm mã giảm giá để thanh toán.
- Ghế massage giá rẻ dưới 10 triệu: Từ khóa xuất phát từ những người đang có nhu cầu mua ghế mát xa giá rẻ với mức giá tối đa họ có thể chi trả.
- Ghế massage cho người già: Xuất phát từ con cái muốn tìm mua các loại ghế massage phù hợp cho cha mẹ của họ.
- Đánh giá ghế massage AVA: Người tìm kiếm quan tâm đến ghế massage AVA, và họ đang cần thông tin đánh giá từ những người đã từng sử dụng sản phẩm này.
- Mua ghế massage ở đâu TPHCM: Người tìm kiếm ở HCM, họ đã biết về công dụng của ghế massage & họ đang cần tìm nơi mua nó.
Với 10 ví dụ trên bạn có thể nhận ra điểm chung của các buyer keyword đó là tìm kiếm cụ thể về sản phẩm phù hợp với điều kiện hiện tại của họ, vị trí mà họ đang sinh sống hay thậm chí là những đánh giá từ những người đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ trước đó.
Điều đó cho thấy buyer keyword chính là những từ khóa mang lại chuyển đổi cao mà bạn nên nghiên cứu kỹ để lên chiến lược triển khai nội dung hiệu quả.
Buyer Keyword trong SEO như thế nào?
Bạn có thể sử dụng những tool như: Google Keyword Planner, Keywordtool, Ahrefs … để phục vụ cho việc nghiên cứu từ khóa
Khi đã có danh sách từ khóa, bạn tiến hành phân loại từ khóa theo modifier keyword với 2 nhóm chính: information keyword và buyer keyword.
Cách phân loại cũng không có gì khó, bạn xem lại một lượt từ khóa để xác định được modifier.
Ví dụ:
Mình đang làm từ khóa xung quanh key gốc là “chuột laptop” và mình sẽ có danh sách từ khóa sau đây.
Bạn có thể thấy được xung quanh key chính sẽ có những modifier như: không dây, khóa, sử dụng, có dây, không sử dụng được, không di chuyển được, bị đứng, bị đơ, …
Để lọc được modifier bạn có thể dùng trực tiếp các tính năng lọc trên excel hoặc nếu không bạn có thể sử dụng Filtered Keyword
Sau khi đã lọc được infomation keyword và buyer keyword bạn tiến hành xây dựng nội dung xung quanh bộ từ khóa này.
Lưu ý: Nếu không muốn bị phạt thì bạn không nên lạm dụng buyer keyword, nhất là với những site về affiliate. Có nghĩa là bạn cần xây dựng content hữu ích cho keywords đó chứ không phải là chăm chăm bán hàng.
Sau khi có nội dung tốt, bạn sẽ tiến hành các kỹ thuật SEO Onpage và Offpage như bình thường.
Có nên chạy Google Ads với Buyer Keyword?
Google ads là một trong những kênh quảng cáo phổ biến, đây là hình thức sẽ giúp bạn ra kết quả ngay lập tức chứ không mất thời gian như SEO.
Việc lựa chọn buyer keyword để “vã ads” là lựa chọn thông minh, như mình đã chia sẻ thì đây là dạng từ khóa đã phát sinh nhu cầu từ người tìm kiếm và có tỉ lệ chuyển đổi cao.
Tuy nhiên sẽ là “vô nghĩa” nếu bạn chỉ biết các kỹ thuật lên camp và chạy mà không có được 1 chiến lược và tư duy đúng, vì vậy để đảm bảo sự hiệu quả, bạn chỉ nên chạy khi đáp ứng được những tiêu chí sau:
- Chỉ chạy khi và chỉ khi CPC bằng 2% lợi nhuận hoặc bé hơn
- Phải có vốn và khả năng chèo lái vững tay vì để có được những camp win bạn phải trải qua cảm giác “mất tiền”
- Sản phẩm/dịch vụ tốt, có khả năng cạnh tranh với những đối thủ cùng niche
- Nghiên cứu và lựa chọn đúng từ khóa
- Tối ưu giá thấu và loại bỏ dần những từ khóa không hiệu quả để tiết kiệm chi phí
- Đảm bảo về chất lượng content
- Cần phải biết kỹ năng tối ưu landing page
Ngoài ra, quảng cáo Google hỗ trợ SEO rất tốt, giúp bạn kéo traffic và từ khóa nhanh lên TOP tìm kiếm nhanh hơn bình thường.
Lời Kết
Tóm lại, dù cho bạn đang SEO web cho sản phẩm/dịch vụ của bạn hay đang kiếm tiền với affiliate thì buyer keyword là không thể nào thiếu trong bộ từ khóa mà bạn nghiên cứu.
Khóa học SEO Online – Học SEO từ Cơ bản đến Nâng cao của Mr.Đình Tỉnh
Tuy là dạng từ khóa mang lại tỉ lệ chuyển đổi cao nhưng bạn không nên lạm dụng mà nên kết hợp với những dạng từ khóa khác để lên chiến lược xây dựng nội dung hiệu quả.
Chúc bạn thành công! Đừng quên để lại thắc mắc của bạn dưới phần bình luận bài viết, mình luôn có mặt để hỗ trợ bạn.
Bài viết liên quan
20+ lỗi viết Content SEO mà bạn cần tránh khi viết bài
Bài viết SEO chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng có được thứ hạng cao [...]
Th9
Đào tạo seo GHẾ MASSAGE thị trường cạnh tranh
Ghế massage là một loại thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nó là [...]
Th8
SEO hosting là gì? Tại sao nhiều người chọn sử dụng SEO hosting?
SEO hosting không phải là hosting giúp SEO website lên top Google nhanh chóng như [...]
Th8
CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE
CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE TOÀN THÂN Chia sẻ với anh em một Case [...]
Th5
Cách đi backlink hiệu quả mà phần lớn anh em làm SEO chưa được biết
Đi bao nhiêu backlink là phù hợp, số lượng đi link như thế nào đối [...]
Th5
Seo Chùm Là Gì? Hướng Dẫn Cách Seo Chùm Hiệu Quả Nhất
Trong quá trình làm seo website các bạn đã từng nghe đến thuật ngữ seo [...]
Th3