Google Analytics là gì?

Trong quá trình quản trị website, quá trình phân tích số liệu liên quan đến website là một công đoạn rất quan trọng. Nó không chỉ giúp mình nắm rõ tình hình phát triển của website mà còn hỗ trợ chúng ta đưa ra phương án tối ưu website một cách đúng đắn hơn. Để có thể theo dõi số liệu website, bạn cần phải có công cụ phân tích website trực tuyến để bạn theo dõi số liệu theo thời gian thực. Và công cụ Google Analytics sẽ giúp bạn làm được điều đó. Google Analytics là gì? Cách sử dụng Google Analytics như thế nào là hiệu quả và chuyên nghiệp? Hãy cùng Mona Media tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

1- Google Analytics là gì?

Google Analytics là tool trực tuyến cho các nhà quảng cáo có thể theo dõi số liệu liên quan đến hoạt động của website. Với mong muốn đem đến môi trường Internet “xanh – sạch – đẹp”, Google cung cấp ứng dụng Analytics này nhằm hỗ trợ các quản trị viên website có thể đánh giá tổng thể tình trạng của website với chỉ một con bot tuần tra. Google Analytic đảm bảo số liệu về website mà họ cung cấp đều chính xác.

Google Analytics là gì?

Công cụ Google Analytics giúp đánh giá tình trạng tổng thể của website.

Google Analytic cho bạn thấy được lưu lượng truy cập vào website, thời gian trung bình của một phiên truy cập và tỷ lệ thoát trang của người dùng trên website của bạn. Ngoài ra, Google Analytics còn đưa ra nhiều chỉ số khác nữa giúp bạn hiểu rõ hành vi lướt website của người dùng.

Google Analytics là một tool hoàn toàn miễn phí, chỉ cần bạn có website là bạn có thể đăng ký sử dụng nó dễ dàng. Tính đến tháng 7/2018, Google Analytic đã hỗ trợ phân tích gần 900 triệu website lớn nhỏ khác nhau trên thế giới.

2- Những tính năng của Google Analytics

  • Thiết lập dashboard tùy ý để có được những số liệu cần thiết.
  • Cung cấp tính năng Advanced Segment để phân tích từng campaign cụ thể.
  • Phân hóa số liệu dựa trên đặc tính người dùng truy cập trên website, bao gồm tuổi, nơi ở, sở thích…
  • Theo dõi các trang trên website mà người dùng thường lui tới, các từ khóa mà người dùng tìm kiếm dẫn về website của bạn.
  • Cung cấp tính năng Funnel Visualization, giúp bạn hiểu được bước mua hàng nào trên website khiến người dùng thoát trang.
  • Thống kê doanh thu tổng mà website của bạn đã đạt được.
  • Đem đến tính năng Multi-Channel Funnels giúp bạn hiểu rõ nguồn truy cập vào website của bạn (social media, search, người dùng tự type website, các trang web khác…)
  • Chức năng so sánh độ tích cực của các kênh marketing cho website với Model Comparision.

3- Ứng dụng của Google Analytics

Ứng dụng chủ yếu của Google Analytics là giúp các quản trị viên website hiểu được hành vi người dùng, từ đó đưa ra các chiến lược triển khai nhằm thúc đẩy bán hàng tốt hơn.

Google Analytics giúp bạn tìm hiểu và theo dõi hành vi của người dùng.

Mona Media sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các ứng dụng này của Google Analytics nhé!

Thống kê thời gian thực (real-time)

Google Analytic giúp bạn thấy được có bao nhiêu người dùng đang lướt website của bạn. Qua đó giúp bạn nắm rõ lưu lượng truy cập tối ưu nhất của website trong 1 ngày, tạo tiền đề để xây dựng KPIs cho chiến dịch Digital Marketing của bạn.

Thống kê nguồn truy cập của người dùng, ngôn ngữ họ sử dụng cùng hệ điều hành của thiết bị người dùng

Google Analytics thống kê được nguồn truy cập vào website của người dùng đến từ đâu là nhiều nhất, cụ thể bao gồm các kênh như social media, google search, quảng cáo, các website khác… Ngoài ra, nó còn có khả năng thống kê được ngôn ngữ và hệ điều hành mà thiết bị của người dùng đang sử dụng để truy cập vào website của bạn là gì, từ đó tạo tiền đề để bạn tối ưu website phù hợp với các tiêu chí trên.

Chỉ rõ hành vi người dùng trên website

Không chỉ dừng lại ở nguồn truy cập, Google Analytics còn cho thấy hành vi thực sự của họ trên website thông qua các chỉ số như thời gian trung bình của 1 phiên truy cập, trang được truy cập nhiều nhất trên website, tỷ lệ thoát trang cùng nhiều chỉ số khác mà bạn mong muốn tìm hiểu cụ thể hơn.

Phân tích lưu lượng truy cập theo nhân khẩu học

Google Analytics có thể phân tích các số liệu theo giới tính, địa điểm, sở thích… Điều này được Google thu thập thông qua cookies người dùng hoặc được máy chủ Google định vị, theo dõi.

4- Hướng dẫn người mới cách sử dụng Google Analytics

Hãy cùng Mona Media bắt đầu sử dụng Google Analytics từ những bước đầu tiên nhé!

4.1- Hướng dẫn đăng ký tài khoản để sử dụng GA

Bước 1: Đăng ký dùng Google Analytics

Vào website của Google Analytic, sử dụng tài khoản Google để đăng nhập. Sau đó bạn vào Access Google Analytics để được dẫn đến cửa sổ cài đặt Google Analytics cho website.

Cần đăng ký tài khoản để sử dụng Google Analytics cho website của bạn.

Sau đó bạn nhập tên website, địa chỉ liên kết website cùng ngành hàng website đang kinh doanh để tiếp tục nhấp vào “Nhận ID theo dõi” như hình nhé!

Bước 2: Bổ sung mã tracking vào website

Đến bước này, bạn chỉ cần chọn theo đường dẫn sau: Admin > Property > Tracking Info > Tracking Code, và bạn sẽ nhận ra một đoạn mã hóa ngôn ngữ JavaScript. Tất cả những gì bạn cần làm là sao chép đoạn mã này và paste vào tag trên website của bạn nhé.

Lưu ý trước khi dán vào website, hãy cài đặt plugin Insert Footer and Header, sau đó truy cập vào cài đặt plugin này để dán nhé!

Vậy là bạn đã hoàn tất bước đăng ký Google Analytic rồi. Hãy đợi trong vòng 24h và website của bạn sẽ được theo dõi bởi Google Analytics đấy!

4.2- Hướng dẫn cách xem và sử dụng Google Analytics

Google Analytics cung cấp cho bạn hàng tá chỉ số liên quan đến website. Để có thể sắp xếp và theo dõi các chỉ số này, hãy tiếp tục theo dõi với Mona Media nhé!

  • Thống kê tổng quan: Vào Báo Cáo –> Trang tổng quan –> Trang tổng quan của tôi

Giúp bạn thấy được lưu lượng truy cập cùng các chỉ số liên quan như thiết bị truy cập, hệ điều hành của người dùng, tỷ lệ thoát trang trong ngày…

  • Thống kê truy cập theo thời gian thực: Thời gian thực –> Tổng quan

Báo cáo cho biết hành vi hiện tại của người dùng đối với website, bao gồm các chỉ số như thời gian trung bình phiên, trang được truy cập nhiều nhất, nguồn truy cập…

  • Kiểm tra từ khóa dẫn người dùng đến website của bạn: Sức thu hút –> Từ khóa –> Cơ bản

Bảng từ khóa được người dùng tìm kiếm có dẫn về trang của bạn sẽ được Google Analytics cung cấp cùng với những chỉ số như tần suất tìm kiếm, tỷ lệ chuyển đổi.

  • Tra cứu hành vi khách truy cập website: Hành vi –> Lưu lượng hành vi

Đây là bản báo cáo chi tiết hơn so với thống kê truy cập theo thời gian thực, giúp bạn nhận biết rõ ràng vấn đề nằm ở đâu (bước nào khiến khách hàng thoát trang, vì đâu mà quá trình chuyển đổi mua hàng bị gián đoạn).

Vậy là bạn đã trở thành chuyên gia nghiên cứu website với Google Analytics rồi đấy.

5- Hệ thống cấu trúc tài khoản Google Analytics

Phần này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tài khoản Google Analytics nhằm biết cách thiết lập tài khoản bảo mật hơn, nhiều tính năng hơn.

Một tài khoản Google Analytics bao gồm 3 phần Tài khoản / Thuộc Tính / Chế độ xem như hình dưới đây.

Hệ thống cấu trúc cơ bản của một tài khoản Google Analytics.

Tài khoản (account)

Mục này cho phép bạn tiếp cận gần 50 thuộc tính khác nhau, giúp bạn có thể tùy biến các thuộc tính cho tài khoản theo yêu cầu. Hãy thống nhất sử dụng 1 thuộc tính lâu dài nếu bạn là người mới sử dụng Google Analytics.

Thuộc tính (property)

Mục này cho phép bạn sở hữu một loại mã theo dõi kích hoạt được nhận diện bởi con số ID có mẫu như sau: UA-79918216-1 (mã này là duy nhất và không thể điều chỉnh được)

  • Dãy số ở giữa là số tài khoản.
  • Số ở cuối là số thuộc tính.

Chế độ xem (view)

View cho phép bạn định dạng cách bạn xem số liệu trên Analytics. Có rất nhiều thuộc tính xem báo cáo, mỗi thuộc tính ấy cho phép bạn xem đến 25 số liệu. Hãy duy trì một thuộc tính duy nhất để tránh dữ liệu bị thao túng theo sự thay đổi của chế độ xem nhé.

6. Quy trình hoạt động của GA

Quy trình hoạt động của Google Analytics bao gồm 4 bước sau: Data Collection –> Configuration –> Processing –> Reporting

  • Data Collection: thu thập dữ liệu liên quan tới website bằng đoạn mã JavaScript được cài sẵn ở bước cài đặt. Các cookies người dùng (nơi chứa thông tin nhân khẩu học và thông tin thiết bị của người dùng) cùng hành vi của người dùng trên website cũng sẽ được đoạn mã JavaScript này thu thập lại để gửi qua máy chủ Google.
  • Configuration: Chuyển một đống dữ liệu sơ cấp đã kể trên thành thứ cấp để chuẩn bị xuất thành báo cáo website.
  • Processing: Google sẽ cho phép doanh nghiệp lựa chọn các chỉ số mà họ muốn theo dõi. Cấu trúc báo cáo cũng sẽ được doanh nghiệp quyết định thông qua thuộc tính View.
  • Reporting: Tiến hành kết xuất báo cáo đầy đủ cho website của doanh nghiệp

Kết luận về Google Analytics

Google Analytics vẫn là công cụ giúp bạn phân tích website hiệu quả.

Google Analytics là một công cụ phân tích website rất hay, giúp các quản trị viên website có thể theo dõi tình trạng để điều hướng kế hoạch tốt hơn.

Mona Media mong rằng, bài viết phân tích chuyên sâu cùng hướng dẫn chi tiết cách sử dụng này sẽ giúp hàng triệu người làm SEO hoặc marketing online có thể sử dụng Google Analytics thành thạo hơn để thúc đẩy bán hàng tốt hơn.

nguồn:mona.media

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài Founder/ CEO Giaotrinhhay.com - Giáo Trình Hay Chia Sẻ: Tài liệu SEO website, DIGITAL MARKETING, Ebook CNTT, Mẹo vặt, Phần mềm, Thủ thuật PC và kho tài liệu học tập hữu ích miễn phí.

Bài viết liên quan

20+ lỗi viết Content SEO mà bạn cần tránh khi viết bài

Bài viết SEO chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng có được thứ hạng cao [...]

Đào tạo seo GHẾ MASSAGE thị trường cạnh tranh

Ghế massage là một loại thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nó là [...]

SEO hosting là gì? Tại sao nhiều người chọn sử dụng SEO hosting?

SEO hosting không phải là hosting giúp SEO website lên top Google nhanh chóng như [...]

Buyer Keyword là gì? từ khóa “có ý định” mua hàng

Định nghĩa về Buyer Keyword Buyer Keyword là những từ khóa xuất phát từ ý [...]

CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE

CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE TOÀN THÂN Chia sẻ với anh em một Case [...]

Cách đi backlink hiệu quả mà phần lớn anh em làm SEO chưa được biết

Đi bao nhiêu backlink là phù hợp, số lượng đi link như thế nào đối [...]