Internal link là gì?

Internal link là gì? Cách xây dựng liên kết nội bộ cho một website để tối ưu SEO và chuyển đổi

Internal link là gì? Vai trò của Internal link như thế nào đối với SEO? Hãy cùng đón đọc bài viết này để hiểu sâu hơn về kỹ thuật tối ưu này nhé!

Internal link là gì?

Internal Link là gì?

Liên kết nội bộ hay còn gọi là  Internal links  là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong SEO. Internal links là những liên kết qua lại giữa các trang trong cùng một tên miền.
Một cách nghĩ đơn giản hơn nó là những liên kết nội bộ nghĩa là liên kết từ 1 trang này đến 1 trang khác trên cùng trang web. Liên kết nội bộ thường được sử dụng để điều hướng giữa các trang trong cùng một Website.

Mặc dù chủ yếu được sử dụng cho mục đích điều hướng trong một trang web, các liên kết nội bộ giúp người đọc truy cập thêm thông tin qua các bài viết hoặc trang liên quan.

Liên kết nội bộ không chỉ đóng một phần quan trọng trong điều hướng bên trong trang web, mà còn giúp tăng lượt xem trang và xếp hạng trang nội bộ.

Lợi ích của việc sử dụng Internal link

Ưu điểm của việc sử dụng Internal link:

  • Người dùng thân thiện và dễ dàng điều hướng hơn: Việc đặt các liên kết nội bộ phù hợp cho phép người đọc dễ dàng điều hướng thông qua trang web. Nó cũng giúp họ trong việc tìm kiếm nội dung và bài viết có liên quan.
  • Tăng số lần xem trang và giảm tỷ lệ thoát: Bằng cách đặt các liên kết nội bộ có liên quan, người đọc sẽ dành thời gian dài hơn trên trang web để điều hướng qua các trang khác nhau được tạo. Điều này lần lượt tăng số lượt xem trang. Một trong những lợi thế lớn nhất của liên kết nội bộ là giảm đáng kể tỷ lệ thoát của trang web.
  • Cải thiện việc lập chỉ mục và thu thập dữ liệu của trang web: Công cụ tìm kiếm sẽ thấy việc thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang web dễ dàng hơn dựa trên các liên kết nội bộ. Lập chỉ mục trở nên thuận tiện hơn bằng cách sử dụng các liên kết nội bộ.
  • Tăng PageRank: Các liên kết ngược chất lượng cao được đặt trong một trang của trang web sẽ đóng vai trò là liên kết ngược cho các trang khác trong cùng trang nếu liên kết nội bộ được thiết lập tốt. Điều này sẽ giúp tăng pagerank cho trang web.
  • Cải thiện thứ hạng của công cụ tìm kiếm: Với việc cải thiện thứ hạng trang, các liên kết ngược và liên kết nội bộ giúp cải thiện thứ hạng của công cụ tìm kiếm của trang web.
  • Thiết lập cấu trúc cho website.
  • Tăng chỉ số PR đồng đều.
  • Tăng chỉ số Page Author.
  • Thường làm Menu cho trang web.
  • Là nhân tố quan trọng trong Ranking keyword.
  • Tăng tốc độ index.

So sánh Liên kết nội bộ và Liên kết ngoài

Dưới đây là cái nhìn sơ lược về sự khác nhau cơ bản giữa liên kết nội bộ và liên kết bên ngoài trong SEO.

Liên kết Ngoài Liên kết Nội bộ
Khó kiểm soát Dễ dàng, nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí
Truyền sự uy tín từ web khác tới trang của mình,
tăng Domain Authority
Truyền sự uy tín giữa các trang trong 1 website,
tăng Page Authority của những trang được liên kết
Xuất hiện giữa các chữ, trong nội dung Xuất hiện ở phần định hướng web,
cũng như trong nội dung bài viết

Còn dưới đây là cách để đạt được giá trị SEO tốt nhất từ liên kết nội bộ:

  • Một số trang của bạn có nhiều sức mạnh & uy tín (Authority) hơn những trang khác. Đây là các trang đã có liên kết trỏ tới. Trang chủ là ví dụ tốt nhất.
    Liên kết từ các trang chủ đến các page khác sẽ truyền được nhiều uy tín và giá trị SEO hơn.
  • Một số trang của bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ việc hưởng sự uy tín này hơn những trang còn lại.
    Đây là những trang có thể đã được xếp hạng, nhưng không cao. Có lẽ chúng đang xếp hạng cao ở trang hai, do đó, một chút uy tín có thể giúp chúng tiến lên top cao hơn.
    Liên kết đến các trang này có thể giúp xếp hạng của bạn rất nhiều.

Liên kết từ trang loại đầu tiên sang trang loại thứ hai là dễ dàng, miễn phí và nhanh chóng. Và nó có thể tạo ra khác biệt lớn trong xếp hạng và lượng truy cập. Dưới đây là cách để tìm ra 2 loại trang trên.

Liên kết nội bộ (Internal Links) như thế nào là hợp lý?

  • Xây dựng liên kết nội bộ tại những trang có chỉ số PA cao.
  • Dồn liên kết nội bộ từ những trang khác tới trang đích quan trọng.
  • Xây dựng liên kết nội bộ tại bài viết có nhiều thông tin quan trong.
  • Đặt liên kết nội bộ tại trang chủ.
  • Đặt liên kết nội bộ tại footer.

Lưu ý khi xây dựng Internal link – Liên kết nội bộ 

  • Dẫn các liên kết nội bộ từ các trang triong website về trang đích quan trọng
  • Hãy đặt internal links tại các trang, bài viết có nhiều liên kết trỏ về
  • Tùy thuộc vào sản phẩm cũng như yêu cầu của bạn mà trang cần tăng thứ hạng là trang sản phẩm, tin tức hay giới thiệu dịch vụ,…Và việc cần làm là dồn toàn bộ sức mạnh từ các trang khác vào trang này.
  • Điều này hoàn toàn dễ hiểu, các trang hay bài viết có nhiều liên kết trỏ về đồng nghĩa trang đó có sức mạnh rất tốt hơn các trang khác. Và khi đó các trang này sẽ có giá trị hơn đối với trang đích của chúng ta.
  • Nên sử dụng Breadcrumb : Breadcrumb còn được gọi là thanh điều hướng thường được đặt ở đầu hay cuối bài viết nhẳm cho người dùng biết vị trị của mình đang đứng ở đâu trong website và giúp cho nó dễ dàng chuyển sang vị trí khác.
  • Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm đến anchor text khi đặt internal links, không nên đặt những anchor text một cách bừa bãi và miễn cưỡng, làm cho nội dung trang website bị loãng hay gây cảm giác phản cảm, dẫn tới người dùng không tin tưởng nội dung đó

Xây dựng được hệ thống chất lượng 

  • Các anchor text không vô nghĩa: các từ như “xem thêm”, “click here” thường các bot khó tìm kiếm và gây nên xác định nội dung khó hiểu. Chúng ta nên sử dụng hẳn một dòng có nghĩa, ví dụ như “cách dùng anchortext”, …
  • Internal link không chèn thẻ nofollow: thẻ này giúp tránh các rủi ro giảm thứ hạng. Nhưng nó lại ngăn chặn các bot tìm kiếm. Trong trường hợp này các internal link trỏ đến các bài viết trong cùng website thì việc gì cần dùng đến thẻ này.
  • Không chèn quá nhiều link một dung: các internal link không lặp đi lặp lại quá nhiều lần. Nghĩa là, một từ khóa chỉ nên đi một link, tránh trường hợp bội thực link dẫn đến bài viết lộm cộm và không hiệu quả.

Internal link vô cùng quan trọng cho một website. Người dùng ngày nay hay có thói quen click chuột vào các liên kết link. Vì vậy, điều này dễ dàng cho google thấy website của bạn đang đề cập về vấn đề gì và đánh giá chất lượng trang web của bạn. Đây được xem là một trong những yếu tố SEO quan trong nhất.

Tâm Trần – Tổng hợp và edit

Nguồn: gtvseo.com, jpwebseo.com

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài Founder/ CEO Giaotrinhhay.com - Giáo Trình Hay Chia Sẻ: Tài liệu SEO website, DIGITAL MARKETING, Ebook CNTT, Mẹo vặt, Phần mềm, Thủ thuật PC và kho tài liệu học tập hữu ích miễn phí.

Bài viết liên quan

20+ lỗi viết Content SEO mà bạn cần tránh khi viết bài

Bài viết SEO chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng có được thứ hạng cao [...]

Đào tạo seo GHẾ MASSAGE thị trường cạnh tranh

Ghế massage là một loại thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nó là [...]

SEO hosting là gì? Tại sao nhiều người chọn sử dụng SEO hosting?

SEO hosting không phải là hosting giúp SEO website lên top Google nhanh chóng như [...]

Buyer Keyword là gì? từ khóa “có ý định” mua hàng

Định nghĩa về Buyer Keyword Buyer Keyword là những từ khóa xuất phát từ ý [...]

CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE

CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE TOÀN THÂN Chia sẻ với anh em một Case [...]

Cách đi backlink hiệu quả mà phần lớn anh em làm SEO chưa được biết

Đi bao nhiêu backlink là phù hợp, số lượng đi link như thế nào đối [...]