Tiếp thị trên công cụ tìm kiếm là một trong những hình thức marketing phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, quảng cáo PPC đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công cụ của mọi chiến dịch. PPC là gì và nó hoạt động như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Pay-per-click advertising (PPC) là gì?
PPC là viết tắt của Pay-per-click – một hình thức tiếp thị mà người tiếp thị sẽ trả một khoản phí mỗi khi người dùng nhấn vào quảng cáo của họ. Về bản chất, đây là một cách để “mua” lượt truy cập đến website, thay vì tạo ra lượng truy cập tự nhiên.
PPC có thể cung cấp cho bạn gần như lập tức các khách hàng ghé thăm website và cho phép đánh giá được ngay mô hình kinh doanh trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, việc trả tiền cho mỗi giá trị click chuột mang tính cạnh tranh cao, và phải tính toán đến ngân sách chi tiêu trong một khoảng thời gian dài khi bạn quảng cáo, nhắm kĩ mục tiêu quảng cáo, theo dõi đối thủ cạnh tranh.
Tại sao bạn nên dùng PPC ?
Đối với những người chưa có kiến thức về SEO, hay đơn giản là không muốn chờ đợi vì bạn chỉ chạy chiến dịch trong một khoảng thời gian ngắn, ví dụ: như sản phẩm mùa vụ, event,… Việc sử dụng PPC cho phép website của bạn được liệt kê ở trên cùng của kết quả tìm kiếm một cách nhanh chóng. Nó có tác dụng cho phép bạn :
- Ý tưởng thử nghiệm là yếu tố cần thiết để theo dõi nhu cầu của người dùng trước khi bạn đầu tư vào một mô hình kinh doanh mới hoặc đang bị mắc kẹt với việc sales khi website mới xây dựng và chưa có người vào website.
- Nhanh chóng thu thập thông tin phản hồi từ thị trường.
- Kiểm tra và đánh giá được đối tượng khách hang mục tiêu cũng như thu thập được kết quả thử nghiệm quảng cáo trong thời gian thực.
VD: Về sức mạnh của PPC, bạn có thể sử dụng Google AdWords để cung cấp một sản phẩm dịch vụ miễn phí, sau đó được post lên một trang web. Nếu không có ai quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn, hoặc bạn không có đủ số lượng click chuột cần thiết vào mẫu quảng cáo, điều đó có nghĩa là :
- Trang đích của bạn không thực hiện chào bán dịch vụ hay sản phẩm đó chưa hấp dẫn.
- Bạn đang tiếp thị cho những người không quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ đó. Hay nói ngắn gọn, là có những sản phẩm mà người ta thích vào siêu thị, thích ra chợ để mua chứ không tìm kiếm Online. Và thị trường chưa sẵn sàng cho sản phẩm của bạn.
- Bạn đấu thầu quảng cáo chưa đủ cao để đạt được vị trí tốt nhất trong chiến dịch quảng cáo. Nói một cách khác, bạn đang tiếp thị sản phẩm dịch vụ một cách sai hướng.
(Nguồn: reika.co)
Google Ads là gì?
Google Ads (trước đây được gọi là Google Adwords) là hệ thống quảng cáo PPC phổ biến nhất trên toàn cầu. Phần mềm quảng cáo này cho phép doanh nghiệp tạo quảng cáo có thể xuất hiện trên Google và các nền tảng khác của Google.
Google Ads hoạt động dựa trên mô hình trả tiền trên mỗi lượt click, trong đó người dùng có thể đấu giá từ khóa và trả tiền khi có người click vào quảng cáo. Google sẽ chọn các quảng cáo dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm chất lượng và mức độ phù hợp của từ khóa và chiến dịch, cũng như số tiền đấu giá.
- Mức độ phù hợp của từ khóa: Tạo ra các danh sách từ khóa PPC phù hợp, các nhóm từ khóa chặt chẽ và nội dung phù hợp.
- Chất lượng landing page: Tạo các landing page tối ưu với nội dung phù hợp, thuyết phục người đọc, có lời kêu gọi hành động rõ ràng, đáp ứng yêu cầu tìm kiếm của người dùng.
- Điểm chất lượng: Là đánh giá của Google về chất lượng và mức độ phù hợp của từ khóa, landing page, và chiến dịch PPC. Có điểm chất lượng cao hơn nghĩa là bạn sẽ có nhiều click hơn với mức giá thấp hơn.
(Nguồn: itcenter.vn)
Nghiên cứu từ khóa cho chiến dịch PPC?
Nghiên cứu từ khóa là công việc mất rất nhiều thời gian nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng. Toàn bộ chiến dịch của bạn được xây dựng xung quanh từ khóa, nhà quảng cáo liên tục thực hiện cải thiện và tinh chỉnh danh sách từ khóa của họ cho phù hợp nhất. Nếu bạn nghiên cứu từ khóa không cẩn trọng, chỉ là 1 lần thì có thể bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều từ khóa có giá trị mà giúp cho việc quảng cáo của bạn hiệu quả hơn trong việc tiếp cận khách hàng cũng như giảm chi phí. Từ khóa bạn lựa chọn cần thể hiện đủ các tính chất sau:
- Tính liên quan: Tôi chắc chắn rằng bạn chẳng muốn chỉ trả tiền cho những truy cập vào website mà không quan tâm đến hiệu quả bán hàng của Doanh nghiệp. Bạn muốn tìm các từ khóa nhắm mục tiêu để mang đến 1 tỷ lệ nhấp chuột cao hơn, chi phí cho mỗi lần nhấp chuột sẽ thấp và tăng lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là các từ khóa mà bạn lựa chọn phải liên quan chặt chẽ đến các sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang bán.
- Tính đầy đủ: Việc nghiên cứu từ khóa của bạn không chỉ tập trung vào những nhóm từ phổ biến và có lượng tìm kiếm tốt liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà chúng ta cần phải quan tâm đến các từ khóa long tail. Từ khóa long tail sẽ cụ thể hơn với hành vi tìm kiếm khách hàng, lượng tìm kiếm sẽ ít hơn cũng như chi phí sẽ thấp hơn.
- Tính mở rộng: Bạn luôn muốn liên tục cải tiến và mở rộng chiến dịch của mình cũng như danh sách từ khóa của bạn cũng luôn phải được cập nhật và thích nghi với sự thay đổi của các chiến dịch.
(Nguồn: seolentop.co)
Quản lý chiến dịch PPC
Một khi bạn chạy một chiến dịch PPC, bạn cần phải kiểm tra và quản lý đều đặn để đảm bảo đạt hiệu quả như mong muốn. Bạn cần phải liên tục phân tích các kết quả và có các điều chỉnh phù hợp để tối ưu hóa chiến dịch của mình.
- Thêm từ khóa: Thực hiện đánh giá và mở rộng danh sách từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ bạn đang bán và hành vi tìm kiếm của khách hàng tiềm năng.
- Thêm từ khóa phủ định: Từ khóa phủ định sẽ giúp bạn giảm bớt các lãng phí về chi phí cũng như cải thiện hiệu quả chiến dịch.
- Chia nhỏ nhóm quảng cáo: Cải thiện CTR và điểm chất lượng (Quality score) bằng cách quảng cáo thành các nhóm nhỏ hơn, có tính liên quan hơn; Điều này giúp bạn tạo ra được văn bản quảng cáo và trang đích nhắm đúng mục tiêu hơn.
- Xem lại chi phí các từ khóa: Luôn xem lại chi phí, danh sách từ khóa có chi phí cao và tắt chúng nếu bạn thấy cần thiết
- Cải tiến Landing page: Chỉnh sửa nội dung và kêu gọi hành động (CTAs) của các trang đích để phù hợp với hành vi tìm kiếm của khách hàng tiềm năng nhằm cải thiện CTR. Bạn cũng không nên cho tất cả truy cập vào cùng 1 landing page.
(Nguồn: seolentop.co)
Bài viết liên quan
5 kiểu người mua sắm trên trang thương mại điện tử
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng có 5 kiểu người mua sắm trên [...]
Th12
Quy trình triển khai ZALO OA
Hiện tại kênh Zalo OA cũng là một kênh mới để chúng ta chăm sóc [...]
Th11
Cách kiếm tiền online UY TÍN và BỀN VỮNG
Bật mí cách kiếm tiền online không cần vốn cho học sinh, sinh viên, nhân [...]
Th9
Dịch Vụ Digital Marketing Tổng Thể
Cung Cấp Giải Pháp Digital Marketing Tổng Thể Digital marketing tổng thể giải pháp ĐỘT [...]
Th5
Xây dựng phễu marketing đa kênh hiệu quả
Hiện tại các loại phễu hay được dùng nhất là Phễu bán hàng, Phễu traffic [...]
Th4
Tài liệu Digital Marketing tổng thể miễn phí
Digital Marketing hiện là một trong những ngành học thu hút được rất nhiều sự [...]
Th1