DỊCH VỤ CHẠY QUẢNG CÁO ZALO
ZALO ADS LÀ GÌ?
Zalo Ads là từ viết tắt của Zalo Advertising, nghĩa là quảng cáo trên Zalo với mục đích cuối cùng là thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng đối với các sản phẩm/dịch vụ của bạn.
CÁC HÌNH THỨC QUẢNG CÁO TRÊN ZALO ADS
Quảng cáo Form
Đây là hình thức quảng cáo nhằm mục đích thu thập thông tin khách hàng giúp cửa hàng có được danh sách khách hàng tiềm năng.
Quảng cáo Zalo Official Account
Đây là hình thức quảng cáo tăng lượng quan tâm trang Zalo Official Account của doanh nghiệp, cửa hàng.
Quảng cáo bài viết
Quảng cáo bài viết là hình thức quảng cáo nội dung bài viết được khởi tạo trên Zalo Official Account của doanh nghiệp hoặc cửa hàng trên Zalo.
Quảng cáo website
Quảng cáo website hỗ trợ nhà quảng cáo giới thiệu website của doanh nghiệp/cửa hàng đến người dùng Zalo.
Quảng cáo sản phẩm
Quảng cáo sản phẩm là hình thức quảng cáo tương tác tăng lượt nhấn vào trang thông tin sản phẩm
Quảng cáo video
Đây là hình thức giúp quảng cáo tương tác với người mua hàng một cách trực quan, sinh động và sáng tạo hơn.
Chi phí quảng cáo trên Zalo
Quảng cáo Zalo có chi phí cao hơn Faceook nhiều lần, tuy nhiên với lượng người tiếp cận cao thì hoàn toàn đáng “đồng tiền bát gạo”. Zalo rất phù hợp khi quảng cáo cho các thương hiệu lớn như mỹ phẩm, thời trang, điện thoại…
Tùy vào nội dung và hình thức quảng cáo mà Zalo có cách tính phí khác nhau. Trong đó có 4 cách tính chủ yếu dựa vào:
- Lượt nhấn (CPC – Cost Per Click): đây là hình thức phổ biến áp dụng cho nhiều loại quảng cáo trên Zalo như quảng cáo bài viết, sản phẩm, website, album – bài hát – video…Hình thức này chỉ tính tiền khi có người click vào quảng cáo của bạn.
- Lượt liên hệ (CPA – Cost Per Action): khác với hình thức trên, phương thức quảng cáo này chỉ tính tiền khi người dùng liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp của bạn trên quảng cáo sản phẩm.
- Lượt hiển thị (CPM – Cost Per Mille): phương thức này áp dụng cho quảng cáo video với mỗi nghìn lượt hiển thị 1M = 1000 lượt hiển thị.
- Lượt xem (CPV – Cost Per View): tính phí khi user Zalo xem hoàn tất video quảng cáo của bạn. Tuy nhiên nếu video có độ dài trên 30s, hệ thống sẽ tính phí khi user xem đến giấy thứ 30. Ngược lại, nếu video có độ dài dưới 30s, hệ thống sẽ tính phí khi user xem trọn 30 giây.
Ngành nào thích hợp để quảng cáo trên Zalo?
Với các hình thức quảng cáo zalo nêu trên, Zalo không chỉ là 1 phần mềm OTT mà còn có trang cá nhân và các hình thức kinh doanh không khác gì Facebook. Theo kết quả thống kê, nghiên cứu thị trường, sản phẩm đang kinh doanh trên Zalo đa phần hướng tới nữ giới và các mặt hàng đang bán chạy nhất hiện nay là mỹ phẩm và thời trang. Bên cạnh đó, các sản phẩm trang sức, đồng hồ, đào tạo, du lịch, đồ handmade,… cũng đang được các nhà kinh doanh khai thác hiệu quả trên Zalo.
Như vậy trên đây là những chia sẻ về quảng cáo trên zalo và những điều mà các marketer cần phải lưu ý. Trong thời điểm thị trường quảng cáo Facebook và Google đang dần “đất chật người đông”, rất nhiều cửa hàng, doanh nghiệp đã chuyển sang nền tảng Zalo ads để tìm kiếm cơ hội.
Tại sao Zalo Ads lại cần thiết đối với doanh nghiệp?
Tính đến năm 2021, Zalo đã cán mốc 110 triệu người dùng trên toàn thế giới biến đây trở thành một kênh marketing hiệu quả. Tuy vậy, nhiều người hiện nay vẫn chưa biết đến Zalo Ads, nên tiềm năng của thị trường này là rất cao. Cụ thể:
Mở rộng và phát triển thương hiệu
Là công cụ hữu ích để chiếm lợi thế trong lĩnh vực của mình
Tiếp cận với hàng triệu khách hàng tiềm năng
Tiếp cận khách hàng mọi lúc mọi nơi ngay chính trên điện thoại của họ
Hướng dẫn chạy quảng cáo Zalo Ads
Để bắt đầu chạy quảng cáo Zalo, bạn hãy truy cập vào trang web của Zalo ở nút bên dưới
Thường thì Zalo sẽ được đăng nhập vào nick của bạn luôn, bạn nhấp vào Tạo quảng cáo để tiếp tục nhé.
Ở màn hình tiếp theo, bạn sẽ chọn loại hình quảng cáo trên Zalo. Bạn có thể chạy rất nhiều loại quảng cáo Zalo khác nhau, nhưng ở đây mình sẽ chạy quảng cáo Quan tâm Zalo OA nhé.
Bạn nhấp chọn vào nút Bắt đầu ở mục Quảng cáo Zalo Official Account và chọn page Zalo OA mà mình muốn quảng cáo để tiếp tục nhé.
Ở bước này, bạn chọn nhắm đối tượng cho quảng cáo Zalo OA của mình. Bạn có thể chọn một số tuỳ chọn như: địa điểm, giới tính, độ tuổi và hệ điều hành điện thoại đang sử dụng.
Bên tay phải sẽ là bảng ước tính số khách hàng tiềm năng theo lựa chọn nhắm đối tượng của bạn.
Bạn có thể nhắm đối tượng theo nhân khẩu học hoặc sở thích của người dùng. Zalo Ads đang ngày càng được hoàn thiện hơn với nhiều tuỳ chọn chạy quảng cáo y chang như Facebook.
Bạn chọn nhóm đối tượng cho phù hợp với khách hàng tiềm năng của mình nhé. Có rất nhiều tuỳ chọn thú vị cho bạn đấy!
Kế đến, bạn chọn giá thầu mong muốn cho quảng cáo của mình, cũng như lên lịch chạy và ngân sách.
Zalo cho đặt giá tối thiểu là 440đ/click, bạn phải đặt giá cao hơn giá này thì mới chạy được quảng cáo.
Ở phần này, bạn sẽ thiết kế nội dung quảng cáo Zalo của mình. Bạn phải nhập các thông tin sau:
Ở phần thông tin thêm này, nếu bạn đang kinh doanh các sản phẩm hoặc dịch đặc thù cần yêu cầu giấy tờ đặc biệt thì bạn phải tải lên ở chỗ này. Nếu không có thì ads của bạn sẽ không được duyệt đâu.