Ngoài những phương pháp phổ biến để trị suy giảm tĩnh mạch, vẫn còn một cách thức chưa ai biết là thay đổi tư thế ngủ. Cùng Giaotrinhhay tìm hiểu nhé !
1.Tư thế ngủ cho nhóm người bị suy giãn tĩnh mạch
Hình 1: Tư thế ngủ cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Tình trạng suy giãn tĩnh mạch khá phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên tình trạng này có thể dần cải thiện thông qua quá trình ăn uống, vận động rèn luyện sức khỏe, đặc biệt là quá trình nghỉ ngơi phục hồi đối với người bị giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu.
Theo nhiều các chuyên gia, tư thế ngủ phù hợp mang lại giấc ngủ ngon cho người bị giãn tĩnh mạch là nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ.
1.1.Suy giãn tĩnh mạch và những triệu chứng cụ thể khi ngủ
Vì bệnh tiến triển thầm lặng, đặc biệt là trong khi ngủ chúng ta sẽ thường không để ý đến dấu hiệu. Và dưới đây là một số cách để nhận biết triệu chứng bệnh vô cùng quan trọng cần lưu ý:
Chuột rút, nhất là vào ban đêm
Tê chân: Thường hay xuất hiện tình trạng tê mỏi chân, có thể kèm theo phù mắt cá chân, cẳng chân,và có cảm giác nặng nề sau khi ngủ dậy.
Đau chân: Có dấu hiệu đau âm ỉ ở phần chi dưới, xuất hiện các vết thâm ở chỗ đau ấy.
Thay đổi màu da: Da có thể chuyển sang màu đỏ, hoặc nâu đỏ, và thường hay xuất hiện ở vị trí mắt cá chân.
Có cảm giác ngứa xung quanh một hoặc nhiều tĩnh mạch.
1.2.Tư thế nằm nghiêng về phía bên trái khi ngủ
Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, tư thế ngủ phù hợp mang lại giấc ngủ ngon cho người bị giãn tĩnh mạch là nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ. Nguyên nhân là tĩnh mạch chủ có vai trò bơm máu về phía bên phải, vì vậy khi nằm nghiêng trai máu sẽ được bơm về phía cơ thể tốt hơn, hạn chế được tình trạng ứ đọng, bít tắc.
Ngoài ra khi nằm ở tư thế như vậy, sẽ giúp bạch huyết di chuyển tốt hơn, từ đó tăng hệ miễn dịch.
Một tư thế khác giúp cải thiện tình trạng trên là nằm ngửa và kê cao chân. Ở tư thế này cần nằm ngửa thoải mái, sau đó duỗi chân ra, đồng thời có thể lấy một chiếc gối, hoặc chăn, kê cao ở phần chân khoảng 15-20cm so với phần tim. Áp dụng tư thế này để máu được lưu thông tuần hoàn dễ dàng từ chân về tim.
1.3.Một số phương pháp giúp bạn thay đổi thói quen ngủ nghiêng về bên trái
Một số cách có thể giúp bạn thay đổi thói quen ngủ nghiêng về bên trái, hãy cùng tham khảo:
Hãy nằm nghiêng về bên trái và co chân phải lên giúp bạn không thay đổi tư thế khác khi ngủ.
Hãy thử thay đổi vị trí nằm của bản thân, để hình thành sớm thói quen ngủ nghiêng người về phía trái.
2.Gợi ý một vài động tác và bài tập hỗ trợ người suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả
Những động tác có thể tập luyện tại nhà nhằm cải thiện chứng suy giãn tĩnh mạch.
2.1 Side lunge
Là bài tập tác động chủ yếu vào phần mông, đùi. Side lunge là động tác đưa một chân qua bên trái hoặc phải và gập gối, thực hiện động tác vừa phải từ 10-12 lần mỗi bên. Khi thực hiện bài tập này, phần cơ đùi sẽ được kích hoạt tối đa sức mạnh.
Tư thế giúp cho tình trạng đau mỏi, tê chân sẽ được giảm thiểu một cách rõ rệt khi thực hiện đúng kỹ thuật. Tác động trực tiếp vào phần chi dưới, giúp các bó cơ chân trở nên dẻo dai, cứng cáp, các sợi thần kinh liên kết được thúc đẩy hoạt động trong quá trình thực hiện bài tập, giúp cho quá trình tuần hoàn máu diễn ra liên tục, thuận lợi.
Giảm được tình trạng bít tắc, ứ đọng gây xơ giãn tĩnh mạch.
2.2 Bài tập Buerger Allen
Cách thực hiện động tác buerger allen như sau:
Đầu tiên bạn sẽ chuẩn bị với tư thế nằm ngửa xuống sàn và giơ hai tay lên cao để giữ trong vòng 30 giây.
Bước tiếp theo là ngồi dậy và buông thả cả 2 chân, cuối cùng là nằm lại duỗi chân để chân và cơ thể tạo thành một đường thẳng.
2.4 Bài tập Xoay cổ chân
Xoay cổ chân suy giảm căn bệnh
Hãy thực hiện việc xoay cổ chân cho những bệnh nhân để khí huyết dễ dàng được lưu thông và suy giảm căn bệnh.
Bước 1: Bắt đầu với tư thế nằm ngửa thoải mái, đồng thời co chân lên giữa ngực và dùng cả hai tay ôm chân.
Bước 2: Tiếp theo bạn hãy xoay bàn chân từ trái sang phải và ngược lại 5 vòng.
2.5 Nâng cao chân ra phía sau
Các bước thực hiện bài tập với các động tác vô cùng đơn giản:
Bắt đầu bằng cách nằm ở tư thế sấp xuống sàn hay thảm tập.
Tiếp theo là bước cả 2 chân sang ngang và nâng cả 2 chân góc 30 độ để giữ trong vòng 30 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
2.6 Nhón gót chân
Thực hiện động tác nhón gót chân
Lợi ích của việc nhón gót chân không chỉ dừng lại ở suy giãn tĩnh mạch tại vị trí cũ mà còn là hạn chế suy giãn tĩnh mạch ở những vị trí mới. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn sở hữu một bắp chân thon gọn và săn chắc thì không nên bỏ qua bài tập này.
Cách thực hiện lại vô cùng đơn giản: đầu tiên bạn phải dang cả 2 chân sao cho rộng bằng vai và bắt đầu thực hiện nhón 2 gót chân rồi dồn hết trọng tâm về mũi chân và giữ trong vòng 10 giây. Cuối cùng bạn hãy trở về vị trí ban đầu.
2.7 Động tác Rung lắc chân
Đây chính là một trong những động tác dễ dàng thực hiện và mang lại hiệu quả tuyệt vời nhất trong số những động tác mà Royal Sky đã giới thiệu ở phía trên. Chỉ với vài bước đơn giản là có thể thực hiện được động tác này. Đầu tiên bạn chuẩn bị với tư thế nằm ngửa thoải mái rồi đưa cả 2 chân lên cao và thực hiện rung lắc chân khoảng 2 phút. Cuối cùng là quay về tư thế cũ.
Xem thêm Dầu dừa trị giãn tĩnh mạch hiệu quả tại nhà
Như vậy, Giaotrinhhay đã chia sẻ tất tần tật những thông tin hữu ích về tư thế cải thiện giấc ngủ dành cho người bị suy giãn tĩnh mạch.
Bài viết liên quan
Vinyasa Yoga và những lợi ích mang lại cho mọi người
Vinyasa Yoga được xem là một bộ môn thể thao giúp mọi người kết hợp [...]
Sep
Uống sữa trước khi ngủ sẽ gây tăng cân
Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng [...]
Sep
Tác dụng uống rau diếp cá trị giãn tĩnh mạch
Diếp cá là loại cây quen thuộc ở Việt Nam, được xem là loại rau [...]
Sep
DÂN VĂN PHÒNG NGỒI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG
Ngồi nhiều là một đặc điểm của nhân viên văn phòng. Các bạn đã biết [...]
Sep
TƯ THẾ NGỒI, NẰM HỖ TRỢ TỐT CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Lao động nhiều khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về xương khớp và thoát [...]
Sep
TRẺ NHỎ CÓ NÊN TẬP YOGA?
Ngày nay nhu cầu tập luyện yoga không chỉ có người lớn mà ngay cả [...]
Sep