Suy giãn tĩnh mạch chân CÓ NÊN đi bộ không

suy giãn tĩnh mạch

Mỗi ngày chúng ta đều đi bộ nhưng rất ít bạn biết cách đi bộ như thế nào để cải thiện sức khỏe bản thân. Hãy cùng Giaotrinhhay tìm hiểu ngay nhé !

1. Suy giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không

Suy giãn tĩnh mạch luôn là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ. Bệnh là tình trạng hệ thống máu trong cơ thể đang bị ứ đọng ở chân và không thể vận chuyển máu về tim theo đường máu bình thường được. Khi đó tĩnh mạch của chúng ta sẽ phải chịu một áp lực lớn, về lâu dài nếu không chuyển biến tốt sẽ khiến tĩnh mạch bị giãn ra, tạo thành bệnh. Bệnh thường diễn biến âm thầm nên bệnh nhân rất khó để nhận biết. Và nếu không chữa trị kịp thời suy giãn tĩnh mạch sẽ gây ra chảy máu, loét chân và thậm chí hoại tử tất cả khu vực bị thương. 

Và cũng vì bệnh xuất hiện ở bàn chân nên nhiều người khi mắc bệnh thường có suy nghĩ bỏ thói quen đi bộ. Vì họ nghĩ đi bộ nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh chuyển biến nặng thêm. Tuy nhiên, viện Y học trên thế giới đã khuyến cáo bệnh nhân của họ rằng suy nghĩ đó là sai lầm, suy giãn tĩnh mạch rất nên đi bộ.

suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch

2. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cần đi bộ như thế nào?

Chúng ta đã biết suy giãn tĩnh mạch chân nên đi bộ và đi bộ như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất chắc hẳn là điều mà rất nhiều người hiện nay đang rất quan tâm. Với những người mới tập đi bộ thì lời khuyên là bạn nên bắt đầu tập đi với thời gian và quãng đường ngắn. Khi đã quen dần bạn có thể nâng mức cường độ làm việc của mình lên cao hơn. Tuy nhiên, đối với những ai đang bị loét chân do suy giãn tĩnh mạch, việc vận động cổ chân có thể sẽ gặp một vài hạn chế nhất định. Thông thường nếu muốn cải thiện bệnh các bạn nên đi bộ trong khoảng thời gian ngắn từ 20 đến dưới 30 phút mỗi ngày. Đi quá lâu cũng không tốt cho cơ thể, đi nhiều sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch và có thể gây phản tác dụng.

3. Những lợi ích mang lại cho người suy giãn tĩnh mạch khi đi bộ

Với những người đang bị bệnh, việc đi bộ đều đặn sẽ giúp cơ thể được vận động, cải thiện hệ tuần hoàn của máu, giúp máu bơm vào cơ thể đều đặn hơn và đẩy máu về tim khỏe hơn. Ngoài ra khi chân bạn hoạt động đủ nhiều còn làm giảm áp lực của tĩnh mạch. Đó cũng là lý do rất nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp đi bộ để cải thiện sức khỏe của bản thân.

3.1 Người suy giãn tích mạch đi bộ sẽ thay đổi tích cực đến não

Nhìn chung đi bộ giúp người bệnh thoải mái hơn, được vận động và hít thở không khí trong lành mỗi ngày. Bên cạnh đó đi bộ còn giúp tim mạch tốt hơn, tim mạch tốt sẽ giúp máu lưu thông hiệu quả, làm giảm nguy cơ huyết áp cao, ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Khi tim mạch của bạn tốt thì não sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

Thay đổi tích cực đến não

Thay đổi tích cực đến não

3.2 Giúp kiểm soát cân nặng

Phần lớn, chân chính là cơ quan chịu nhiều sức nặng của toàn bộ cơ thể. Chính vì thế nếu bạn đang bị suy giãn tĩnh mạch mà cơ thể lại đang thừa cân hay béo phì thì chắc chắn bạn nên kiểm soát lại cân nặng của bản thân. Cơ thể nhẹ nhàng sẽ giúp chân bạn bớt chịu áp lực hơn. Thật may là đi bộ có thể đáp ứng được điều đó.

3.3 Đi bộ tác động cải thiện suy giảm tĩnh mạch

Đi bộ nhanh giúp các cơ của bạn được co duỗi thường xuyên hơn. Chính vì thế chân của bạn sẽ được tiếp nhận máu liên tục và điều đó sẽ giúp duy trì cơ tại chân luôn khỏe. Nếu tăng cường lực lượng máu khỏe ở chân thường xuyên sẽ giúp bệnh tình được cải thiện rõ rệt.

4. Một vài lưu ý khi đi bộ cho người bị suy giãn tĩnh mạch

Lưu ý khi đi bộ

Lưu ý khi đi bộ

Ở bất kì một phương pháp nào khi thực hiện cũng đều phải có một vài lưu ý nhất định mà bạn nên quan tâm.

  • Nếu bạn đang là người mới tập đi bộ thì lời khuyên bạn nên thiết kế cho mình một thời gian biểu hợp lý, thời gian vận động và tính toán quãng đường mà bạn nên đi. Khi đã quen với cường độ hoạt động thì bạn mới dần dần tăng thời gian luyện tập.
  • Nên chọn một đôi giày phù hợp cho từng loại vận động nhất định, một đôi giày thoải mái sẽ giúp người tập có những trải nghiệm tốt nhất.
  • Nên đi bộ với tâm lý thoải mái, đi nhẹ nhàng với nhịp bước vừa phải, không nên ráng sức mà bước đi vội vàng, bước đi mạnh mẽ sẽ chỉ gây cho bạn sự khó chịu và đau đơn mà thôi.
  • Cân đối thời gian đi bộ của bản thân, chỉ nên đi bộ trong khoảng trên 10 phút rồi nghỉ ngơi, không nên đi quá 30 phút cho một buổi rèn luyện.
  • Ngoài đi bộ, một vài môn thể thao khác cũng có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh của bạn như: yoga, bơi lội,…

Xem thêm ĐI BỘ RẤT TỐT CHO SỨC KHỎE, BẠN ĐÃ THỬ CHƯA?

Qua bài viết trên, Giaotrinhhay mong các bạn đã hiểu và giải đáp được phần nào thắc mắc của bản thân. Suy giãn tĩnh mạch sẽ không còn là căn bệnh khó khăn nếu bạn hiểu và tìm cách khắc phục nó. Nếu bạn còn gặp khó khăn gì, hãy để lại lời nhắn dưới phần bình luận, Giaotrinhhay sẽ giải đáp giúp bạn!

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài Founder/ CEO Giaotrinhhay.com - Giáo Trình Hay Chia Sẻ: Tài liệu SEO website, DIGITAL MARKETING, Ebook CNTT, Mẹo vặt, Phần mềm, Thủ thuật PC và kho tài liệu học tập hữu ích miễn phí.

Bài viết liên quan

Vinyasa Yoga và những lợi ích mang lại cho mọi người

Vinyasa Yoga được xem là một bộ môn thể thao giúp mọi người kết hợp [...]

Uống sữa trước khi ngủ sẽ gây tăng cân

Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng [...]

Tác dụng uống rau diếp cá trị giãn tĩnh mạch

Diếp cá là loại cây quen thuộc ở Việt Nam, được xem là loại rau [...]

Tư thế cải thiện giấc ngủ dành cho người suy giãn tĩnh mạch

Ngoài những phương pháp phổ biến để trị suy giảm tĩnh mạch, vẫn còn một [...]

DÂN VĂN PHÒNG NGỒI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG

Ngồi nhiều là một đặc điểm của nhân viên văn phòng. Các bạn đã biết [...]

TƯ THẾ NGỒI, NẰM HỖ TRỢ TỐT CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Lao động nhiều khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về xương khớp và thoát [...]