SEO Content là gì? Hướng dẫn viết content chuẩn SEO chi tiết từ A-Z
SEO Content là gì?
Google đã liên tục thay đổi thuật toán. Và Google đã tập trung đánh mạnh vào onpage và content hơn trước.
Những thay đổi khiến trang của bạn lúc thì tăng trưởng, lúc rớt top, lúc thì mất tích khỏi top 100 Google.
Vậy đâu là cách viết content chuẩn SEO?
SEO Content là gì? Hướng dẫn viết content chuẩn SEO – tất cả sẽ có trong bài viết này!
SEO content là gì?
Để kết luận SEO content là gì, chúng ta cần “mổ xẻ” từng chữ trong cụm từ đó:
- SEO: là cụm từ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu công cụ tìm kiếm). Bao gồm tất cả những công việc tối ưu trên website và xây dựng mạng lưới link liên kết với các website khác theo các tiêu chuẩn Google. Từ đó giúp người dùng dễ dàng tìm thấy và truy cập vào trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm.
- Content: là tất cả những thông tin (nội dung) được sử dụng trên website, bao gồm: text, hình ảnh, video, infographic, gif,… Những nội dung này được sắp xếp theo từng trang, mỗi trang có một URL khác nhau.
Khóa học Online – Đào tạo kỹ năng Content viết bài website từ A-Z của Mr. Leo minh
Khi kết hợp hai từ lại với nhau sẽ cho ra khái niệm: “SEO content là tạo nên những nội dung nhằm thu hút truy cập đến từ công cụ tìm kiếm.”
Các bước SEO content
Để có được một content chuẩn SEO chúng ta cần đi sâu vào 3 bước:
- Bước 1: Chuẩn bị
- Bước 2: Viết content
- Bước 3: Edit và tối ưu
Bước 1: Chuẩn bị
Topic cho bài viết
“X Keyword research” là gì?
Tại phần này chúng ta sẽ quan tâm đến vấn để “X Keyword research”. Vậy “X Keyword research” là gì?
Trong khoảng thời gian trước khoảng năm 2016-2017, thì có rất nhiều công thức chung cho việt viết content hay việc tạo dựng content cho blog, content cho SEO. Cụ thể như việc chúng ta sẽ có 1 danh sách tầm 10 từ khóa kiếm được và sẽ viết bài trên số lượng từ khóa đó. Hoặc thậm chí có nhiều người trong trường hợp chúng ta chỉ có 2-3 từ khóa thôi vẫn viết lên những bài viết khác nhau liên qua đến từ khóa đó mặc dù những từ khóa đó lại có cùng 1 nội dung. Cũng vì thể, mà một số website mình thấy rằng có rất nhiều bài viết có cùng chung 1 chủ đề nhưng lại được viết ở rất nhiều bài viết khác nhau.
Nhưng thực chất, việt này không tốt chút nào đặc biệt là khi thuật toán Google đã thay đổi trong năm 2018 vừa qua khi mà Google update thuật toán Google Medic. Google đã thay đổi để tập trung đánh mạnh về nội dung hơn lúc trước rất nhiều.
SAI: Research keyword và viết bài theo từ khóa.
ĐÚNG: Chọn lựa topic và viết bài theo chủ đề.
- 2013: Google Hummingbird update
Thay đổi cách thức từ tìm kiếm theo keyword sang tìm kiếm theo “ngữ nghĩa” (semantic search) bằng việc hiểu rõ ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng
- 2015: Google RankBrain ra đời:
Cỗ máy Al giúp Google hiểu rõ hơn ý định của người dùng
- 2018: Google công bố về Discovery Engine
Thay đổi từ việc cung cấp kết quả chính xác sang việc đề xuất thông tin liên quan đến nội dung tìm kiếm của user.
Khi triển khai content trên website trên blog, phải chọn lựa topic viết các bài viết theo chủ đề để tạo thành các bai viết chuyên sâu và liên kết với nhau thì sẽ tốt hơn.
Ví dụ cụ thể để bạn dễ hiểu hơn: Khi chúng ta search từ khóa “captain marvel”
==> Kết quả: Tổng quan về bộ phim + diễn viên + đoạn giới thiệu + clip + …
Dù là bạn có search các từ khóa như “captain marvel”, “captain marvel là ai”, “captain marvel là gì, “phim captain marvel”,… thì kết quả Google trả về cho bạn kết quả tìm kiếm tương tự như nhau. Và kết quả này sẽ thể hiện các nội dung từ tổng quan đến chi tiết chuyên sâu về captain marvel.
Vì vậy, khi xây dựng content cho website của bạn, bạn hãy viết nhiều bài theo chủ đề và xây dựng hàng loạt bài viết liên quan đến chủ đề để đáp ứng được nhu cầu thông tin liên tục của người dùngvà Google Bot.
2 bước xác định topic cho bài viết
- Nhóm các bài viết hiện tại của website theo các topic chính.
- Sử dụng Content Gap trong Ahreft tìm kiếm thông tin còn thiếu trong topic đó.
Ví dụ:
Blog có Topic về Google Analytics trong 2 bài viết:
-
Công cụ Google Analytics là gì? Cách khai thác Công cụ Google Analytics?
-
Bounce Rate là gì? Chỉ số là bao nhiêu là tốt? Tổng hợp kiến thức tối ưu Bounce Rate bạn cần biết
=> Các bài viết có thể đề cập:
- Cách đọc và truy xuất dữ liệu Google Analytics
- Hướng dẫn tối ưu Time onsite
- Sử dụng Google Analytics để tối ưu content
- …
Khi nào cần viết bài viết tổng quan khi nào viết bài viết chi tiết?
Viết 1 bài viết với 5 heading?
hay
Viết 5 bài viết xoay quanh 1 Topic?
Mục tiêu content: Cung cấp kiến thức ĐẦY ĐỦ & CHUYÊN SÂU về topic.
- Theo Brian Dean, 1 bài viết cần tối thiểu 5-7 heading cho nó để đảm bào độ chuyên sâu
- 1 topic cần tối thiểu 20 bài viết chuyên sâu và đề cập đến các vấn đề khác nhau bao phủ chủ đề này.
Vì vậy chúng ta cần chuẩn bị cho phần Heading + Subheading nhưu sau:
Heading + Subheading
Câu hỏi cần trả lời
- Mục tiêu tìm kiếm của người dùng là gì?
Bạn cần biết rằng, từ khóa đó khi được search trên Google thì người dùng cần tìm kiếm về cái gì. Người dùng có thể search nhiều từ khóa khác nhau nhưng thực chất mục đích của họ lại giống nhau.
Một cách nhanh nhất để bạn có thể hiểu được được mục đích tìm kiếm của người dùng là bạn có thể search từ khóa bạn đang quan tâm trên Google và xem trong top 5 kết quả trả về đang nói về kết quả gì. Qua các kết quả đó, bạn phân tích xem các kết quả đang nói về mục đich tìm kiếm gì của người dùng, có topic, heading nói về chủ đề cụ thể ra sao.
- Thắc mắc nào của người dùng cần phải trả lời để giúp họ hiểu hơn về vấn đề đó?
- Question (Ahreft)
- Question (Ahreft)
Đây là một công cụ free, bạn có thể sử dụng công cụ này để xem người dùng tìm câu hỏi, giới từ, so sánh, chữ cái và các tìm kiếm có liên quan.
Ví dụ: Khi muốn tìm các câu hỏi của người dùng xoay quanh topic “Content marketing” thì công cụ nay sẽ trả về các kết quả như hình dưới đây:
> XEM CHI TIẾT TẠI: Answer The Public là gì? Công cụ SEO vi diệu để bạn phân tích từ khóa SEO hiệu quả
Chọn câu hỏi:
- Rõ ràng
- Chính xác
- Đi thẳng vào trọng tâm
Chủ đề liên quan
Khi bạn quan tâm đến chủ đề gì thì hãy search Google về từ khóa đó. Ví dụ: từ khóa bạn quan tâm đang là “vệ sinh máy giặt”
Bạn phải phân định rõ ràng, mục tiêu người dùng search từ khóa này là họ đang quang tâm và muốn tìm hiểu nhiều hơn về “cách vệ sinh máy giặt tai nhà”, “các bước vệ sinh máy giạt”,….chứ không phải người dùng quan tâm đến là các từ khóa về dịch vụ vệ sinh máy giặt. Vì vậy, nếu bạn muốn SEO về từ khóa này thì bạn phải hiểu rõ đucợ ý định tìm kiếm của người dùng. Đâu là bài viết về thông tin, đâu là bài viết về dịch vụ,…Nếu bạn triển khai bài viết về dịch vụ trong chủ đề này, thì bạn rất khó để lên top vì Google luôn mong muốn trả về các kết quả liên quan nhất và hữu ích nhất cho người dùng mà nên trong trường hợp này bạn rất khó để SEO.
Ngoài ra, bạn cũng có thể phân tích cụ thể từ khóa trong bài viết cụ thể, bạn có thể xem trong bài viết lên top đó có những heading gì, topic gì, … Xem các bài viết từ top 1-5 đề cặp đến những topic gì thì trong bài viết của bạn cũng nên có các topic đó.
Khi bạn đã tối ưu để nội dung trở nên hữu ích và có liên quan nhất đến mục tiêu của người dùng thì chắc chắn Google sẽ đánh giá cao và tất nhiên abif viết của bán sẽ lên top thôi!
Internal link & External link
Nội dung nào cần mở rộng để có thể tối ưu trải nghiệm người dùng?
Internal link & External link đảm bảo:
- Liên quan đến nội dung bài viết
- Giúp người dùng mở rộng kiến thức, tìm hiểu thêm thông tin mới
>> Internal link là gì? Cách xây dựng liên kết nội bộ cho một website để tối ưu SEO và chuyển đổi
>> External Link là gì? Vai trò của nó trong việc xếp hạng SEO
Bước 2: Viết content
Tổng hợp ý tưởng viết bài
Đối với từng heading/ subheading, tổng hợp ý tưởng bằng cách:
- Tham khảo website dối thủ
- Tham khảo website nước ngoài
Lưu ý:
- Chọn những bài viết có Top Google và traffic cao
- Chú ý design và bố cục, cấu trúc của các bài viết đó để tối ưu trải nghiệm người dùng cho content của mình
Viết bài
Tiêu đề:
- Từ khóa chính nằm về phái bên trái. Ví dụ: “Thiết kế website: 3 dịch vụ thiết kế website hay nhất ″…thay vì là “3 dịch vụ thiết kế website hay nhất 2019”.
- Dưới 70 ký tự
- Có chứa số (Số lẻ sẽ tốt hơn số chẵn)
- Chứa tính từ đề cập đến lợi ích người đọc nhận được
Thẻ tag:
- Đặt thẻ tag thông minh sẽ giúp cho
- Bài viết được index nhanh hơn đối thủ
- Tăng thứ hạng trên bảng kết quả tìm kiếm
- Tăng traffic truy cập website
- Gián tiếp giúp tăng đơn hàng
- Cách đặt thẻ tag nhanh dựa trên kinh nghiệm của mình đó là:
- Đặt thẻ tag đuôi dài
- Đặt thẻ tag khái niệm
- Đặt thẻ tag dạng câu hỏi
- Đặt thẻ tag dạng hướng dẫn, phương pháp
- Đặt thẻ tag liên quan đến nội dung bài
- Đặt thẻ tag đồng nghĩa với từ khóa chính
- Đặt thẻ tag tự định nghĩa
- Đặt thẻ tag không xuất hiện trong bài viết (cùng chủ đề là ok)
- …
Mở bài: ngắn gọn, súc tích và trả lời được 3 câu hỏi:
- WHO: Bài viết này dành cho ai? (để người dọc biết họ đã tìm đến đúng nơi)
- WHAT: Bài viết này giúp được gì cho người đọc? (mô tả các vấn đề của người đọc gặp phải)
- HOW: Bài viết giúp họ bằng cách nào? (sơ lược qua cách thức bạn giúp họ)
Heading:
- Mỗi bài viết cần có 5-7 heading.
- Mỗi heading tối thiểu 300 chữ – cung cấp đầy đủ nội dung cho người đọc.
- Các thẻ H2 phải hỗ trợ làm rõ nghĩa (support) H1, H3 support H2. (Trong 1 bài chỉ sử dụng duy nhất 1 H1 là tiêu đề còn lại không sử dụng H1 trong bất cứ vị trí nào nữa)
- Sử dụng các LSI keywords khác trong từng đoạn content – LSI keywords là từ khóa liên quan đến từ khóa chính.
- Cần có phần mục lục
Thân bài:
- Tối ưu Readability: mỗi đoạn nên tối đa 2 câu, xuống hàng nhiều lần để dễ đọc.
- Chèn hình ảnh minh họa hữu ích (biểu đồ, inforgraphic, tóm tắt nội dung visual trực quan để người dọc dễ hình dung)
- Tối ưu alt tag cho hình ảnh bằng từ khóa chính của bài viết.
- Chú ý in đậm, in nghiêng những từ quan trọng trong bài viết
- Chèn Blok quotes vào những Note, Tips, Ghi nhớ,…Để người dộc dễ thấy.
- Internal link và External link đến những bài viết liên quan để mở rộng chủ đề (Mình đã nói cụ thể ở phần trên)
- Sử dụng câu đơn, dễ hiểu
- Chọn lựa từ ngữ dễ hiểu theo level học cấp 2 (Không dùng từ quá khó hiểu khiến người đọc bối rối)
- Quy tắc 20%: Sau khi viết xong, đọc lại toàn bộ bài viết và tự ép bản thân bỏ 20% câu chữ để khiến bài viết súc tích hơn.
Tại sao bạn cần sử dụng đến 20 chữ trong khi có thể diễn đặt cùng ý nghĩa với 7 chữ?
Trong từng trường hợp khác nhau, với những loại content khác nhau, chúng ta nên có cách lựa chọn và rút gọn hay viết dài cho phù hợp.
Bước 3: Edit và tối ưu
- Check lại chính tả, câu văn
- Đảm bảo bài viết có bố cục sắp xếp nội dung hợp lý
- Đảm bảo trả lời đẩy đủ các câu hỏi của người đọc
Tâm Trần – Tổng hợp và edit
Nguồn: gtvseo.com
Bài viết liên quan
Backlink là gì? 5 chiến lược xây dựng backlink hiệu quả
BACKLINK LÀ GÌ? Backlink hiểu đơn giản là liên kết từ website khác trỏ về [...]
Sep
20+ lỗi viết Content SEO mà bạn cần tránh khi viết bài
Bài viết SEO chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng có được thứ hạng cao [...]
Sep
Đào tạo seo GHẾ MASSAGE thị trường cạnh tranh
Ghế massage là một loại thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nó là [...]
Aug
SEO hosting là gì? Tại sao nhiều người chọn sử dụng SEO hosting?
SEO hosting không phải là hosting giúp SEO website lên top Google nhanh chóng như [...]
Aug
Buyer Keyword là gì? từ khóa “có ý định” mua hàng
Định nghĩa về Buyer Keyword Buyer Keyword là những từ khóa xuất phát từ ý [...]
Jul
CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE
CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE TOÀN THÂN Chia sẻ với anh em một Case [...]
May