Nên ăn khoai lang vào lúc nào là TỐT NHẤT

Khoai lang có rất nhiều giá trị dinh dưỡng

Chúng ta thường cho rằng khoai lang rất tốt và  chứa nhiều dưỡng chất nên ăn lúc nào cũng được. Nhưng nó cũng sẽ gây hậu quả khi ăn sai cách.

1. Giá trị dinh dưỡng có trong mỗi củ khoai lang?

Khoai lang có rất nhiều giá trị dinh dưỡng

Khoai lang có rất nhiều giá trị dinh dưỡng

Khoai lang có hương vị ngọt nhẹ và bùi tự nhiên nên đã thu hút được khá nhiều bạn thích loại này. Nó không chỉ dễ dàng để ăn mà nó còn là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất. Hoạt chất beta-carotene được tồn tại khá nhiều trong khoai lang, nó chính là tiền thân của vitamin A. 

Chỉ có khoai lang ruột cam mới có chứa nhiều loại chất này, còn dạng ruột tím thì lại giàu dưỡng chất anthocyanin. Hai chất này đều là hoá chất thực vật phypho tự nhiên có khả năng giúp rau củ lấy lại màu sắc của mình. Không những vậy, chúng còn đem lại khá nhiều ích lợi cho sức khỏe bạn, giúp hạn chế mắc các bệnh hiệu quả. Nhưng để cơ thể có thể hấp thụ được các dưỡng chất hết công lực, bạn cần chọn thời điểm nên ăn phù hợp và tốt nhất cho sức khỏe. 

Thêm vào đó, khoai lang còn chứa đa dạng chất dinh dưỡng như: vitamin A, B6, C, chất xơ, kali…giúp hạn chế mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, ung thư hoặc đột quỵ…, ngoài ra còn giúp đẹp da và giữ gìn vóc dáng.

2. Một số lợi ích và tác hại của khoai lang đối với sức khỏe chúng ta

2.1. Lợi ích của khoai lang

Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đái tháo đường

Nhiều nghiên cứu cho rằng các dưỡng chất trong khoai lang có khả năng tái tạo insulin ở những người bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào tồn tại trong khoai lang cũng làm ổn định lượng đường trong máu để giúp hạn chế các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ổn định đường huyết

Các chuyên gia luôn khuyến khích chúng ta nên dùng những thực phẩm có chứa nhiều kali và hạn chế ăn những món ăn có nhiều muối. Trong khoai lang có chứa nhiều kali, cho nên những đối tượng bị huyết áp cao hoặc thấp cần chọn dùng những thực phẩm để ổn định đường đường huyết. 

Hạn chế tối đa những nguy cơ gây ung thư

Nếu bạn không muốn nhận những tác hại của khoai lang, bạn nên lựa chọn đúng thời điểm vàng, vì chúng có công dụng ngăn chặn nguy cơ bị ung thư. Thành phần tồn tại nhiều nhất trong khoai là beta-carotene. Nhờ nó có khả năng chống oxy hóa mạnh nên nó có khả năng hạn chế được các chứng ung thư. Bên cạnh đó, nó cũng có thể ngăn được sự hình thành các gốc tự do, hạn chế sự tổn thương các tế bào do tế bào gốc tự do tạo nên.

Cải thiện hệ tiêu hoá

Để chữa được táo bón, đa phần sẽ sử dụng khoai lang bởi nó vừa dễ ăn mà còn có nhiều tác dụng vô cùng quý giá đối với cơ thể chúng ta. Chất xơ dồi dào trong khoai giúp cải tạo lại hệ tiêu hoá và hiệu quả trong việc ngăn ngừa táo bón. Chính vì lẽ đó mà nó sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu hoá và ung thư đại trực tràng.

Đảm bảo đôi mắt được khỏe mạnh

Bạn chỉ nên sử dụng khoảng 1-2 củ khoai mỗi ngày để giúp cơ thể được cung cấp một lượng khoảng 1.403mcg vitamin A tương ứng với khoảng 51% nhu cầu hàng ngày của mỗi người. Trong mỗi khoai lang đều chứa nhiều vitamin A dưới dạng beta-carotene đảm bảo cho mắt được khỏe mạnh và phòng tránh hiệu quả các bệnh về mắt.

Làm tăng khả năng tự miễn dịch

Khoai lang cũng rất giàu vitamin C, đó là một dưỡng chất rất tốt cho sự tăng cường khả năng miễn dịch, giúp hấp thụ chất sắt nhanh chóng. Ngược lại, khi cơ thể thiếu vitamin C cũng khiến cho lượng sắt thấp có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu trầm trọng. Do vậy, những đối tượng này nên thêm khoai lang vào bữa ăn để cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể. 

2.2. Tác hại của khoai lang

Dù rằng khoai lang rất giàu về các chất dinh dưỡng bổ trợ cho sức khoẻ, nhưng bạn cũng cần phải có thời gian ăn khoai lang thích hợp nếu bạn thuộc theo nhóm sau:

Đối với người mắc bệnh về thận: lượng kali, vitamin A và chất xơ tồn tại rất nhiều trong khoai lang. Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm người này, bạn không nên ăn do thận yếu dẫn đến không thể loại bỏ được các chất dư thừa, đặc biệt là kali sẽ gây rối loạn nhịp tim hoăc làm yếu tim.

Sử dụng quá nhiều khoai lang: nạp khoai lang quá mức sẽ khiến bạn dễ bị chướng bụng đầy hơi, làm tăng các nguy cơ về bệnh sỏi thận và làm rối loạn đường huyết.

Những đối tượng có hệ tiêu hoá không tốt: bạn thuộc vào nhóm có hệ tiêu hoá kém, thường hay trướng bụng đầy hơi, bạn cũng không nên ăn khoai lang quá nhiều. Do tác hại của khoai lang có thể khiến tiết dịch vị tăng, gây ợ chua, đầy hơi, trướng bụng và gây nóng ruột.

Kết hợp khoai lang và quả hồng: khi ăn hồng cùng với khoai lang có thể làm cho lượng đường có trong khoai bị lên men tại dạ dày dẫn đến tiết ra nhiều dịch vị gây phản ứng với các chất pectin và tannin trong quả hồng và hình thành sự kết tủa. Không dừng lại ở đó, nó còn gây viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày. Cho nên bạn không nên dùng 2 loại này chung với nhau và nên ăn cách nhau ít nhất 5 tiếng để hạn chế gây hại đến cơ thể.

3. Nên ăn khoai lang vào lúc nào?

3.1 Buổi sáng

Buổi sáng chính là thời gian tốt nhất để bạn ăn khoai vào lúc này. Thay vì các món ăn sáng như mì, phở, hủ tiếu, xôi, bánh mì…bạn nên thêm khoai vào danh sách bữa ăn sáng. Lý do đơn giản là nó sẽ giúp bạn đẹp da, phòng chống ung thư, đột quỵ, tim mạch và có lợi cho hệ tiêu hoá,… Thêm vào đó, lượng tinh bột trong khoai khá ít nên sẽ giúp bạn no lâu và không sợ tăng cân hay béo phì. 

3.2 Buổi trưa

Không chỉ bữa sáng mà cả bữa trưa cũng là thời điểm tốt nhất mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên ăn khoai lang. Do sau khi ăn khoai lang, để có thể hấp thụ được hết canxi có trong củ khoai thì cơ thể bạn phải mất 4-5 tiếng. Tuy nhiên, thời gian từ 14-17 giờ là thời gian tác động của ánh nắng mặt trời thuận lợi trong việc hấp thụ canxi. Chính vì điều đó, bạn nên ăn ngay từ 10-12 giờ. 

4. Không nên sử dụng khoai lang vào lúc nào?

4.1 Buổi tối

Ăn khoai lang buổi tối khiến trào ngược dạ dày

 

Ăn khoai lang buổi tối khiến trào ngược dạ dày

Một loạt câu hỏi được đặt ra như buổi tối có nên ăn khoai lang? Đáp án duy nhất là không, bởi vì nó sẽ gây hại cho cơ thể, và dễ dàng hình thành nên hiện tượng trào ngược axit trong dạ dày. Quan trọng nhất là đối với những người cao tuổi hoặc có bệnh dạ dày sẽ bị khó tiêu, đầy bụng và thậm chí là mất ngủ.

4.2 Khi đói bụng

Do khi đói, lượng máu trong cơ thể khá thấp nên khoai lang có thể khiến hạ đường huyết, gây cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra, chúng có thể gây ra trình trạng tăng tiết dịch vị khiến bạn bị trướng bụng, nóng bụng và ợ chua. 

Thêm vào đó, ăn khoai lang lúc đói sẽ tạo nên lượng axit trong dạ dày. Do đó bạn không nên ăn khoai lang khi đói nếu gặp vấn đề dạ dày.

4.3 Sau 12h trưa

Thời gian khoảng 12 giờ trưa là lúc quá trình chuyển hoá các chất trong cơ thể yếu đi có thể gây tích tụ lượng đường tồn tại trong khoai lang sẽ làm gánh nặng cho cơ thể. Do đó, bạn tuyệt đối không nên ăn khoai lang vào khung giờ này.

5. Có nên ăn vỏ khoai lang không?

Nên tránh ăn vỏ khoai lang

 

Nên tránh ăn vỏ khoai lang 

Mặc dù khoai lang có tác dụng vô cùng quan trọng đối với cơ thể chúng ta, đặc biệt là những người bị táo bón. Nhưng bạn cũng nên lưu ý khi ăn khoai không nên ăn cả vỏ bởi vì nó sẽ gây bất lợi cho hệ tiêu hoá của bạn.

Khoai lang được trồng và sinh triển dưới lòng đất. Vì vậy nó sẽ không khó để lớp vỏ bên ngoài bị nhiễm khuẩn. Không những vậy, trên vỏ khoai lang thường sẽ có các đốm đen nên khi bạn ăn cả vỏ sẽ dễ dàng khiến bạn bị ngộ độc, thậm chí là nguy hiểm đến sức khoẻ. 

6. Những câu hỏi thắc mắc khi ăn khoai lang

6.1. Bà bầu nên ăn khoai lang vào lúc nào là tốt nhất ?

Các mẹ bầu nên sử dụng khoai vào buổi sáng và trưa do nó mất khoảng 4-5 tiếng để hấp thụ chất canxi có trong khoai. Vì vậy nên ăn vào 2 buổi này để giúp cơ thể được nhận hết toàn bộ các chất canxi. Thêm vào đó, nó còn giúp các bà bầu nạp được vào cơ thể các dưỡng chất và canxi từ những thực phẩm khác mà không sợ bị đầy bụng hay chướng bụng. 

6.2. Có nên ăn khoai lang vào buổi tối hay không ?

Như đã thông tin ở phía trên, bạn không nên ăn khoai lang vào buổi tối sẽ khiến bạn chướng bụng bởi axit có trong dạ dày sẽ bị trào ngược. Quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng vào buổi tối sẽ diễn ra khá chậm nên vào thời điểm này sẽ bị khó tiêu hoá, thậm chí là ảnh hưởng đến giấc ngủ. Khi bạn kết hợp khoai lang với sữa chua vào bữa ăn sáng sẽ giúp phát huy được hết các công dụng của chúng. Hoặc bạn cũng có thể ăn kèm với một ít rau xanh hoặc các loại hạt để giúp cơ thể nạp hoàn toàn các chất dinh dưỡng và cung cấp được nhiều năng lượng cho một ngày làm việc. 

6.3. Nên ăn bao nhiêu khoai lang mỗi ngày là đủ ?

Đa số các chị em phụ nữ đều chọn giảm cân và giữ gìn vóc dáng bằng cách sử dụng khoai lang. Vậy nên các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên ăn khoảng 1-2 củ mỗi ngày và kết hợp chúng với bữa ăn sáng cũng như bữa ăn chính.

Xem thêm

Như vậy, Giaotrinhhay đã chia sẻ hết tất tần tật những thông tin bổ ích về khoai lang cho bạn.

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài Founder/ CEO Giaotrinhhay.com - Giáo Trình Hay Chia Sẻ: Tài liệu SEO website, DIGITAL MARKETING, Ebook CNTT, Mẹo vặt, Phần mềm, Thủ thuật PC và kho tài liệu học tập hữu ích miễn phí.

Bài viết liên quan

Vinyasa Yoga và những lợi ích mang lại cho mọi người

Vinyasa Yoga được xem là một bộ môn thể thao giúp mọi người kết hợp [...]

Uống sữa trước khi ngủ sẽ gây tăng cân

Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng [...]

Tác dụng uống rau diếp cá trị giãn tĩnh mạch

Diếp cá là loại cây quen thuộc ở Việt Nam, được xem là loại rau [...]

Tư thế cải thiện giấc ngủ dành cho người suy giãn tĩnh mạch

Ngoài những phương pháp phổ biến để trị suy giảm tĩnh mạch, vẫn còn một [...]

DÂN VĂN PHÒNG NGỒI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG

Ngồi nhiều là một đặc điểm của nhân viên văn phòng. Các bạn đã biết [...]

TƯ THẾ NGỒI, NẰM HỖ TRỢ TỐT CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Lao động nhiều khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về xương khớp và thoát [...]