HIỂM HỌA KHÔN LƯỜNG CỦA BỆNH SUY GIẢM TUẦN HOÀN MÁU

Bệnh thiếu máu não

Suy giảm tuần hoàn máu gây suy giảm chức năng các cơ quan của cơ thể, không thể xem thường. Vì vậy hãy cùng Giaotrinhhay tìm hiểu về bệnh này nhé.

Suy giảm tuần hoàn máu là gì?

Suy giảm tuần hoàn máu xảy ra khi máu không lưu thông tốt trong cơ thể dẫn đến sự rối loạn tuần hoàn như rối loạn tuần hoàn não, rối loạn tuần hoàn liên quan đến các chi và các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh rối loạn tuần hoàn máu thường xảy ra ở người cao tuổi nhưng trong những năm gần đây thì đã xảy ra ở nhiều người trẻ tuổi. Biểu hiện của căn bệnh này là đau đầu, hoa mắt, mất thăng bằng, mệt mỏi, tê bì chân tay, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh,… Theo nghiên cứu thì có khoảng ⅓ số người cao tuổi mắc phải bệnh này.

Nguyên nhân khiến suy giảm tuần hoàn máu

Với người trẻ tuổi thì nguyên nhân gây ra bệnh suy giảm tuần hoàn máu là do ít vận động, làm việc quá nhiều mà không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không ngủ đủ giấc. Với những người làm việc trong văn phòng thì tỷ lệ bệnh càng cao. Với những người cao tuổi thì thành mạch máu bị xơ, nên sẽ hình thành các mảng xơ gây tắc nghẽn mạch máu khiến máu khó lưu thông.

Bệnh suy giảm tuần hoàn máu còn xuất phát từ một số nguyên nhân khác như huyết áp, mỡ trong máu, béo phì, xơ vữa động mạch, stress nặng, thậm chí là việc hút thuốc lá,…

Hút thuốc cũng là nguyên nhân làm suy giảm tuần hoàn máu

Hút thuốc cũng là nguyên nhân làm suy giảm tuần hoàn máu

Dấu hiệu để cảnh báo bệnh suy giảm tuần hoàn máu

Một số triệu chứng của bệnh suy giảm tuần hoàn máu có thể xảy ra như:

– Não: sẽ gây ra các triệu chứng như rối loạn tiền đình, đau đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, suy nhược thần kinh, trí não làm việc sa sút, suy giảm trí nhớ, lú lẫn. Não khi bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một căn bệnh rất nguy hiểm, là một trong những bệnh nguy hiểm hàng đầu trong rối loạn tuần hoàn máu.

Bệnh thiếu máu não

Bệnh thiếu máu não

– Tim: bệnh suy giảm tuần hoàn gây ra các triệu chứng cho tim như đau nhói sau xương ức, đau thắt ngực, đau khi cố gắng dùng sức, cơn đau có thể kéo lan ra vai, cánh tay, bàn tay trái, suy giảm chức năng co bóp của tim, gây nên bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ đến tim, rối loạn chức năng của tim gây nhồi máu cơ tim, thậm chí là hoại tử tim (nhồi máu cơ tim cấp tính).

Suy giảm tuần hoàn máu ảnh hưởng đến tim

Suy giảm tuần hoàn máu ảnh hưởng đến tim

– Mắt: việc thiếu máu lên mắt sẽ gây ra những triệu chứng như nhìn bị mờ, khó nhìn, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra bệnh lý liên quan đến võng mạc. Khi bị thiếu máu lên mắt do tổn thương ác mạch máu nhỏ trong võng mạc thì sẽ gây ra các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, thậm chí là mù lòa.

– Phổi: bệnh suy giảm tuần hoàn máu gây thiếu máu tới phổi khiến người bệnh khó thở, lâu ngày dẫn đến suy hô hấp, giảm khả năng hấp thụ oxi và đào thải CO2. KHi bị thiếu máu thì nhu mô phổi sẽ thiếu máu nuôi dưỡng làm tăng nguy cơ bị nhồi máu, nhu mô phổi bị hoại tử, bị xẹp phổi và viêm phổi.

– Gan: Sự thiếu máu đến gan khiến gan không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết nên có thể gây ra sự suy giảm chức năng gan mạn tính. Sự suy giảm chức năng gan sẽ khiến cơ thể bị hụt cân, tiêu hóa yếu do giảm tiết mật, người bệnh không có cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

– Thận: bệnh thiếu máu tới thận có thể xảy ra khi cơ thể bị thiếu máu, hoặc do hẹp động mạch thận. Một số biểu hiện người bệnh có thể thấy được là tăng huyết áp, tăng ure, creatinin gây ra sự nhiễm độc cho tế bào, từ đó gây ra mệt mỏi và hôn mê. Khi bị thiếu máu đến thận thì có thể làm tăng khả năng bị teo thận.

Biện pháp để chữa trị và phòng ngừa suy giảm tuần hoàn máu

Điều trị

Bệnh suy giảm tuần hoàn máu, đặc biệt ở não sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như xuất huyết não. Do đó, các bác sĩ thường tập trung vào việc điều trị tuần hoàn máu não. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh này như là sibelium, stugeron, tanganil có tác dụng làm cho mạch não giãn ra. Và thuốc duxil sẽ giúp cung cấp oxy nhiều lên não, và dùng piracetam để tăng cường việc lưu thông của mạch máu. Đối với biện pháp phẫu thuật thì chỉ được áp dụng đối với các bệnh nhân bị xơ vỡ động mạch cảnh trong hoặc đốt sống thân nền.

Những cơ quan khác khi bị suy giảm tuần hoàn máu thì có thể áp dụng các bài thuốc thảo dược để có thể hỗ trợ chức năng. Tuy việc sử dụng thảo dược chưa có các nghiên cứu để chứng minh nhưng đây là một biện pháp an toàn và ảnh hưởng ít đến sức khỏe của bệnh nhân.

Biện pháp cải thiện lưu thông máu

– Tập thể dục và vận động thường xuyên: tập thể dục và vận động cơ thể rất tốt cho việc lưu thông máu trong cơ thể. Tập thể dục giúp sức khỏe tốt hơn, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể, tăng cường hô hấp, tốt cho tim mạch, giúp cho việc tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn. Mỗi ngày, mỗi chúng ta nên dành ít nhất 30 phút để tập các bài tập thể dục vận động cơ thể. Các bài tập đó có thể là đi bộ, đạp xe, chạy bộ, tập yoga,…

– Có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và hạn chế tối đa sự căng thẳng: Những lo âu, căng thẳng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là tim và não của bạn. Khi gặp trạng thái căng thẳng, tức giận, thì lượng máu lên não sẽ bị lưu thông kém, gây nhức đầu, chóng mặt, thậm chí là đột quỵ.

Mỗi ngày bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi sau giờ học và làm việc căng thẳng, bạn nên hạn chế làm việc quá sức. Bạn phải đảm bảo ngủ trước 11h và đủ giấc từ 8-10 tiếng mỗi ngày.

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: dinh dưỡng luôn đóng vai trò cần thiết cho sức khỏe và các hoạt động của cơ thể. Những dưỡng chất sau đây người bệnh suy giảm tuần hoàn máu nên bổ sung:

Omega 3 gồm cá hồi, cá trích, cá tuyết,… giúp tăng cường các hoạt động của não và tim.

Sắt: trai, sò, ốc, rau bina, các loại đậu, bông cải xanh,… giúp tăng cường việc tái tạo máu và cải thiện chất lượng máu.

Nitrat: các thực phẩm giàu nitrat như cà rốt, rau bina, rau diếp, củ dền, bắp cải, cần tây,…

Polyphenols: thành phần dinh dưỡng này bạn có thể tìm thấy trong cacao, các loại đậu, quả mọng,…

– Tư thế ngủ đúng cách: với những người bị thiếu máu lên não thì rất cần phải quan tâm đến tư thế ngủ. Những người bệnh nên duy trì tư thế ngủ nằm ngửa để người bệnh dễ dàng ngủ sâu hơn, khí huyế lưu thông dễ dàng hơn và nâng cao lượng oxi lên não. Khi ngủ, những người bệnh nên nằm gối cao khoảng 15-18 cm để dễ dàng ngủ hơn. Nên tập bài tập hít thở trước khi ngủ để có một tinh thần thoải mái, giúp giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn.

Xem thêm SAU KHI ĂN BAO LÂU THÌ CHẠY BỘ ĐƯỢC

Những người mắc bệnh suy giảm tuần hoàn máu và cả những người đang không bị bệnh đều cần phải quan tâm đến căn bệnh này. Những nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp được cập nhật trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn một phần nào đó để hiểu hơn về bệnh này.

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài Founder/ CEO Giaotrinhhay.com - Giáo Trình Hay Chia Sẻ: Tài liệu SEO website, DIGITAL MARKETING, Ebook CNTT, Mẹo vặt, Phần mềm, Thủ thuật PC và kho tài liệu học tập hữu ích miễn phí.

Bài viết liên quan

Vinyasa Yoga và những lợi ích mang lại cho mọi người

Vinyasa Yoga được xem là một bộ môn thể thao giúp mọi người kết hợp [...]

Uống sữa trước khi ngủ sẽ gây tăng cân

Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng [...]

Tác dụng uống rau diếp cá trị giãn tĩnh mạch

Diếp cá là loại cây quen thuộc ở Việt Nam, được xem là loại rau [...]

Tư thế cải thiện giấc ngủ dành cho người suy giãn tĩnh mạch

Ngoài những phương pháp phổ biến để trị suy giảm tĩnh mạch, vẫn còn một [...]

DÂN VĂN PHÒNG NGỒI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG

Ngồi nhiều là một đặc điểm của nhân viên văn phòng. Các bạn đã biết [...]

TƯ THẾ NGỒI, NẰM HỖ TRỢ TỐT CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Lao động nhiều khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về xương khớp và thoát [...]