Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh giãn tĩnh mạch, bổ sung các dưỡng chất cần thiết và tránh các thực phẩm để cải thiện bệnh.
1. Ăn gì tốt cho bệnh giãn tĩnh mạch?
1.1. Bệnh giãn tĩnh mạch nên ăn gì?
Bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch cần bổ sung các dưỡng chất sau:
– Chất xơ: Những người thiếu chất xơ thường bị chứng táo bón gây ra bệnh trĩ, từ bệnh trĩ sẽ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chân. Khi bị táo bón, người bệnh sẽ bị đầy hơi gây áp lực lên vùng xung quanh bụng và chi dưới. Và khi đi ngoài thì người bị táo bón sẽ phải hoạt động cơ bụng, cơ chân rất mạnh.
Hệ tiêu hóa sẽ hoạt động tốt khi có chất xơ, chất xơ giúp tiêu hóa hiệu quả, nhuận tràng, khắc phục chứng táo bón và từ đó sẽ cải thiện chứng suy giãn tĩnh mạch. Vậy những người bị suy giãn tĩnh mạch cần phải bổ sung nhiều chất xơ vào khẩu phần ăn để cải thiện tình trạng bệnh.
Các loại thực phẩm tồn tại nhiều chất xơ gồm:
Rau củ quả, hạt chia, hạt lanh, các loại hạt (đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu hòa lan,…), súp lơ, đậu bắp, yến mạch, gạo lức,…
Vài loại trái cây: chuối, bơ,…
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
– Vitamin C và E: hai loại vitamin này là hai vitamin quan trọng để phòng tránh và điều trị các loại bệnh, trong đó có suy giãn tĩnh mạch. Hai loại vitamin có chứa chất chống oxy hóa, giảm các gốc tự do, tăng sức đề kháng và giảm viêm nhiễm. Vitamin C giúp sản sinh collagen và elastin có tác dụng gia tăng sự bền vững và đàn hồi của thành tĩnh mạch. Vitamin E có tác dụng ngăn ngừa sự kết thành máu đông trong tĩnh mạch, làm loãng máu tự nhiên, hỗ trợ cho sức khỏe tim mạch. Người bị giãn tĩnh mạch nên bổ sung 2 loại vitamin này để cải thiện sự lưu thông máu và các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin C: ớt chuông, cam, quýt, bưởi, ớt, đu đủ, dâu tây,…
Một số loại thực phẩm giàu vitamin E: rau chân vịt, cải xanh, bơ, hạt dẻ, dầu thực vật,…
– Flavonoid: flavonoid là dưỡng chất giúp hấp thụ vitamin C, hỗ trợ tăng trưởng, tái tạo mô, kiểm soát tình trạng viêm. Chất này còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất collagen và protein tạo ra các mạch máu và mô cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Các loại thực phẩm giàu flavonoid như bông cải xanh, các loại hạt, ớt, việt quất,…
Một loại flavonoid khác là rutin, được chiết xuất từ hoa hòe. Đây là một loại vitamin P, giúp tăng cường sức bền của mao mạch, làm thành mạch bền vững. Khi thiếu loại chất này thì mao mạch có thể bị yếu dẫn đến đứt, vỡ.
Một số thực phẩm giàu rutin như hoa hòe, hoa tam giác mạch, dẻ ngựa, măng tây, sung,…
1.2. Suy giãn tĩnh mạch cần kiêng ăn gì?
Những bệnh nhân mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nên chú ý các thực phẩm không nên tiêu thụ nhiều để tránh làm bệnh nặng thêm:
– Thực phẩm nhiều đường và tinh bột sẽ khiến bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng nghiêm trọng vì chúng làm giảm tính hiệu quả của các hợp chất oxi hóa. Những chất này còn gây tăng cân, tích tụ mỡ thừa gây chèn ép các mạch máu. Tiêu thụ quá nhiều đường và tinh bột cũng làm tăng axit uric, nguyên nhân gây ra viêm thận.
Thực phẩm chứa nhiều đường
– Các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch không nên uống rượu và hút thuốc vì rất có hại cho tĩnh mạch.
– Hạn chế các thực phẩm chiên, xào nhiều dầu mỡ vì các thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ gây hại cho tim mạch và khiến bệnh suy giãn tĩnh mạch thêm nặng nề. vì sẽ cản trở quá trình lưu thông máu.
1.3. Lưu ý trong chế độ ăn cho người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch
– Những người bị bệnh giãn tĩnh mạch nên tập thể dục mỗi ngày để giúp cơ vận động, phòng tránh và điều trị suy giãn tĩnh mạch.
– Bạn hãy đảm bảo một thực đơn khoa học, để tránh tăng cân dẫn đến tình trạng béo phì vì béo phì sẽ gây áp lực cho các mạch máu gây trầm trọng hơn cho những ai mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch. Nếu bạn đang bị thừa cân thì hãy giảm cân để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch.
– Với những người làm công việc đứng thường xuyên thì nên tập các bài tập giãn cơ và đi lại để tránh tạo áp lực quá nhiều lên chân.
– Có thể đeo vớ y khoa để phòng tránh hoặc kết hợp để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch.
2. Giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như thế nào?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh này đầu tiên sẽ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh vì khi mắc bệnh các tĩnh mạch màu xanh sẽ nổi lên chân ở dạng những đường cong. Người bệnh có thể bị đau khi di chuyển, vận động mạnh. Với những người lao động nặng thì có khả năng bị bệnh nặng hơn. Những người làm công việc thiên về sức lực thì khó có thể trụ vững được với việc.
Đối với các bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch, mạch máu ở gần bề mặt da rất dễ vỡ, gây chảy máu tự nhiên. Nếu vỡ tĩnh mạch ở khớp gần mắt cá chân, khớp gối có thể gây ra chảy máu và để lâu sẽ gây thoái hóa khớp và mất chức năng của khớp.
Nếu bệnh nhân không cẩn thận hay bị va chạm mạnh có thể gây vỡ tĩnh mạch. Tình trạng nặng sẽ gây tắc nghẽn trong quá trình vận chuyển máu. Nếu tĩnh mạch ở sâu và có kích thước lớn bị vỡ thì cầm máu rất khó khăn. Một lượng máu thoát mạch tăng sẽ gây ra tình trạng chèn ép khoang, đè nén lên các mạch máu nuôi chi có thể gây hoại tử. Khi bị chảy máu, người bệnh cần phải được sơ cứu tại chỗ và nhanh chóng làm phẫu thuật để tránh nguy hiểm đến tính mạng vì nếu trì hoãn thì rất nguy hiểm. Bệnh nhân cũng phải giữ gìn vệ sinh ở vết thương thật kỹ để không bị nhiễm trùng.
Suy giãn tĩnh mạch chân
3. Những phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tại nhà
3.1. Tập thể dục thể thao thường xuyên với các bài tập
Khi bạn thường xuyên vận động chân thì sẽ giảm được nguy cơ ứ đọng máu ở chân.
3.1.1. Động tác Buerger Allen
Đây là bài tập chữa tĩnh mạch lâu đời, giúp lưu thông máu ở chân, kiểm soát lưu lượng máu và cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch.
Cách thực hiện:
– Bắt đầu ở tư thế nằm trên giường/ bục cao và nâng hai chân lên cao.
– Giữ chân đến khi chân có màu trắng nhạt.
– Sau đó ngồi dậy, thả lỏng hai chân xuống giường/bục cao để chân hồng trở lại.
– Cuối cùng là nằm xuống và duỗi thẳng chân.
3.1.2. Nâng chân phía ngang hông
Bài tập này giúp cơ hông và đùi hoạt động, giúp lưu thông máu. Những người có các vấn đề ở lưng thì khi tập phải cẩn thận và nếu cảm thấy đau lưng thì phải dừng lại.
Cách thực hiện:
– Nằm nghiêng bên trái, chống khuỷu tay trái lên sàn đỡ phần đầu. Tay phải đặt dọc theo thân người hoặc chống xuống sàn.
– Từ từ nâng chân trái lên tạo với chân phải một góc 45 độ. Giữ tư thế trong 10s.
– Sau đó hạ dần chân xuống để quay về tư thế ban đầu.
– Lặp lại động tác 10-15 lần. Sau đó đổi bên và thực hiện tương tự chân trái.
3.1.3. Side lunge
Bài tập giãn tĩnh mạch chân sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, đối với những người có vấn đề về đầu gối thì phải thực hiện bài tập một cách nhẹ nhàng. Nếu cảm thấy đau thì hãy dừng lại nghỉ ngơi.
Cách thực hiện:
– Bắt đầu bằng tư thế hai tay chống hông, hai chân rộng bằng vai.
– Sau đó đưa chân phải dang rộng sang ngang, rồi khuỵu gối phải xuống. Chân trái giữ thẳng.
– Giữ tư thế trong 10s rồi trở về tư thế ban đầu.
– Đổi chân và lặp lại động tác như cũ.
3.2. Dùng vớ y khoa
Khi bạn muốn phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch thì sẽ mang vớ y khoa không có ký hiệu CCL vì áp lực của nó sẽ ít hơn các loại vớ dùng để điều trị bệnh. Từ khi bắt đầu có các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch, bệnh nhân sẽ được mang vớ y khoa theo chỉ định của bác sĩ. Vớ y khoa sẽ giúp ngăn chặn tình trạng bệnh giãn tĩnh mạch trở nên xấu hơn.
Bệnh nhân có thể mang vớ y khoa trong các trường hợp:
– Trong lúc đi lại, làm việc, đứng và ngồi.
– Trong khi tập thể thao, nhưng nếu bạn không cảm thấy đau thì không cần phải mang.
3.3. Chữa suy giảm tĩnh mạch bằng cách chiết xuất thực vật
Theo nghiên cứu, chiết xuất thực vật như hạt dẻ ngựa (Aesculus hippocastanum L.) có thể giúp giảm đau, cảm giác nặng nề và ngứa ở chân đối với người bị giãn tĩnh mạch mạn tính. Một nghiên cứu năm 2010 cũng cho biết rằng cây thông biển (Sea pine – tên khoa học là Pinus maritima) giúp giảm tình trạng sưng phù do giãn tĩnh mạch.
Khi sử dụng các chiết xuất thực vật để điều trị giãn tĩnh mạch thì chúng ta nên pha loãng trong dầu nền rồi mới thoa lên da để tránh kích ứng cho da, cũng như là giúp tiết kiệm dầu.
3.4 Thay đổi chế độ ăn uống
– Người bị giãn tĩnh mạch cần cung cấp các thực phẩm chứa flavonoid vì flavonoid giúp máu lưu thông, giảm áp lực động mạch, mạch máu thư giãn để từ đó giảm tình trạng giãn tĩnh mạch.
Các thực phẩm có chứa flavonoid như các loại rau củ quả như cải bó xôi, súp lơ xanh, ớt chuông, cam, chanh, anh đào, tỏi,…
– Cơ thể tiêu thụ nhiều muối và natri khiến cơ thể giữ nhiều nước. Các thực phẩm giàu kali có thể cải thiện giãn tĩnh mạch bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể. Chúng ta cũng cần giảm các thực phẩm có vị mặn để tránh việc cơ thể giữ quá nhiều nước.
Một số thực phẩm giàu kali như hạt dẻ cười, hạnh nhân, khoai tây, cá hồi, cá ngừ,…
– Các thực phẩm giàu chất xơ cũng hỗ trợ điều trị chứng giãn tĩnh mạch. Vì chất xơ sẽ giúp cải thiện tình trạng tắc ruột gây áp lực lên mạch máu làm cho tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên nặng nề hơn.
Các thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau xanh, các loại hạt, đậu, yến mạch, hạt lanh, lúa mì, ngũ cốc,…
3.5 Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Nếu bạn bị thừa cân, béo phì thì các mạch máu sẽ bị gây áp lực, bị chèn ép, từ đó gây nguy cơ cao dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Vì vậy bạn cần phải duy trì một trạng thái cân nặng khỏe mạnh để tránh tối đa các áp lực lên các mạch máu.
3.6 Chọn trang phục thích hợp cũng là phương pháp trị giãn tĩnh mạch
Việc mặc quần áo quá chật, bó sát lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến vùng hông, xương chậu và chân cản trở sự lưu thông máu. Khi các mạch máu bị chèn ép, áp lực lên thành mạch máu tăng lên dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch.
Nếu đi giày cao gót, bạn hãy chọn các loại giày đế thấp/đế mềm và không nên thường xuyên mang giày cao gót. Khi đi lại hãy để trọng lượng cơ thể cân bằng đều cả hai chân.
3.7 Máy nén ép trị suy giãn tĩnh mạch
Máy nén ép suy giãn tĩnh mạch có tác dụng co bóp từ đó tạo áp lực lên các mạch máu đang bị phù to ra. Từ đó làm tăng khả năng cho các van tĩnh mạch hoạt động, giúp điều hòa lượng máu bị đọng lại dưới chân lên phần trên của cơ thể. Máy còn giúp massage, xoa bóp, thư giãn cho chân.
Một số máy nén ép bạn có thể sử dụng như Model Power Q2200, OKACHI LUXURY JP-2000.
3.8 Thường xuyên vận động và thay đổi tư thế
Khi bị suy giãn tĩnh mạch, bạn không nên ngồi một chỗ quá lâu mà hãy đi lại để vận động giúp lưu thông máu huyết. Việc lưu thông máu huyết rất có ích đối với người bị suy giãn tĩnh mạch. Bạn cũng cần tránh tư thế ngồi bắt chéo chân vì tư thế này gây áp lực lên các mạch máu ở chân làm cho máu lưu thông khó khăn hơn.
Một số môn thể thao rất có ích trong phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch như đi bộ, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ,… và nên tránh các bộ môn hoạt động mạnh như tennis, cầu lông, bóng đá,…
3.9 Dùng máy Massage chân nhẹ nhàng
Máy massage giúp xoa bóp lên các mạch máu, giúp tăng cường lưu thông máu, cung cấp máu ổn định cho các cơ quan trong cơ thể. VIệc sử dụng máy massage chân thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng ứ đọng máu ở chân dẫn đến tình trạng tắc nghẽn máu gây suy giãn tĩnh mạch.
3.10 Một vài lưu ý khi chữa giãn tĩnh mạch tại nhà
Sau đây là một số lưu ý bạn cần biết khi chữa giãn tĩnh mạch tại nhà:
– Không vận động mạnh thường xuyên, tránh các bài tập có cường độ cao đột ngột.
– Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tránh các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ gây béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch.
– Chế độ sinh hoạt cần phải có thời gian cho các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
– Thường xuyên thăm khám bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh để có các phác đồ điều trị phù hợp với từng giai đoạn bệnh.
Xem thêm Trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản và HIỆU QUẢ
Suy giãn tĩnh mạch gây mất thẩm mỹ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chế độ dinh dưỡng và các bài tập cần phải được quan tâm để cải thiện tình trạng bệnh.
Bài viết liên quan
Vinyasa Yoga và những lợi ích mang lại cho mọi người
Vinyasa Yoga được xem là một bộ môn thể thao giúp mọi người kết hợp [...]
Sep
Uống sữa trước khi ngủ sẽ gây tăng cân
Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng [...]
Sep
Tác dụng uống rau diếp cá trị giãn tĩnh mạch
Diếp cá là loại cây quen thuộc ở Việt Nam, được xem là loại rau [...]
Sep
Tư thế cải thiện giấc ngủ dành cho người suy giãn tĩnh mạch
Ngoài những phương pháp phổ biến để trị suy giảm tĩnh mạch, vẫn còn một [...]
Sep
DÂN VĂN PHÒNG NGỒI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG
Ngồi nhiều là một đặc điểm của nhân viên văn phòng. Các bạn đã biết [...]
Sep
TƯ THẾ NGỒI, NẰM HỖ TRỢ TỐT CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Lao động nhiều khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về xương khớp và thoát [...]
Sep