Đau vai gáy và cách ứng phó với bệnh đau vai gáy

Đau mỏi vai gáy do thói quen không tốt

Bạn đang đau nhức vùng vai gáy và chưa biết cách giảm bớt cơn đau? Hãy cùng tìm hiểu về đau vai gáy và cách ứng phó trong bài viết này.

1. Đau vai gáy là bệnh gì?

Đau vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng, gây đau và hạn chế vận động khi quay cổ hay quay đầu. 

Điều này khiến người bệnh mệt mỏi, đau đớn và khó chịu đồng thời gây nguy hại cho xương khớp, chèn ép rễ thần kinh cột sống…

 Đau mỏi vai gáy gây khó chịu cho người bệnh

                                     Đau mỏi vai gáy gây khó chịu cho người bệnh

2. Phân loại bệnh đau cổ vai gáy

Dựa trên thời gian diễn ra bệnh, người ta chia bệnh đau vai gáy làm 2 loại là cấp tính và mãn tính. 

2.1. Đau vai gáy cấp tính

Bệnh xuất phát từ những nguyên nhân như chấn thương, ngủ không đúng tư thế khiến cơ căng ra quá mạnh dẫn đến tình trạng đau mỏi.

Khi xuất hiện những triệu chứng đau mỏi, người ta thường sử dụng thuốc hoặc vật lý trị liệu hỗ trợ để giảm bớt cơn đau. Đa phần những tổn thương dây chằng này sẽ khỏi sau vài ngày nhờ những dưỡng chất đi từ máu đến các cơ. 

2.2. Đau vai gáy mãn tính

Đây là tình trạng đau nhức vùng cổ vai gáy trong thời gian dài và kèm theo các triệu chứng như đau tê lan  về một tay. 

Khi có những triệu chứng tổn thương nên kiểm tra lâm sàng chuyên biệt chẩn đoán bệnh chính xác.

3. Nguyên nhân gây đau cổ vai gáy

Có thể chia làm 3 nhóm nguyên nhân: Nguyên nhân cơ học, nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân khác.

3.1. Nguyên nhân cơ học 

  • Ngồi, nằm sai tư thế: ngồi làm việc trong thời gian dài không vận động hay khoảng cách từ cổ đến máy tính/bàn làm việc không phù hợp khiến phải cúi hoặc ngước nhìn quá lâu dẫn đến mỏi cổ vai gáy. Nằm sai tư thế cũng khiến cho quá trình cung cấp oxy và máu cho cơ vùng cổ vai gáy bị gián đoạn, dẫn đến căng cứng và đau nhức.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: tắm đêm nhiều, ngồi trước quạt hay máy lạnh quá lâu sẽ làm rối loạn hệ thần kinh điều khiển cảm giác và hoạt động của các cơ vùng vai gáy.
  • Luyện tập quá sức: luyện lập với cường độ cao, thực hiện các động tác không đúng tư thế hay không khởi động trước khi luyện tập cũng sẽ khiến vùng cổ vai gáy bị mỏi. 
  • Chấn thương mô mềm: vùng cổ vai gáy bị tác động quá mạnh khiến vùng mô mềm bị tổn thương dẫn đến các cơn đau mỏi.

Những thói quen, tác động từ bên ngoài khiến cho phần cổ vai gáy xuất hiện những cơn đau, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và mất năng lượng. Vì vậy hãy tập những thói quen tốt và bảo vệ vùng vai cổ một cách hợp lý. 

Đau mỏi vai gáy do thói quen không tốt

                 Đau mỏi vai gáy do thói quen không tốt

3.2. Nguyên nhân bệnh lý

Cơ thể con người là sự kết hợp, hỗ trợ giữa các chức năng  thành một thể thống nhất, vì vậy đau mỏi cổ vai gáy không chỉ đến từ nguyên nhân cơ học, mà còn do ảnh hưởng của các bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải:

  • Rối loạn chức năng hệ thần kinh: Các dây thần kinh tại vùng vai gáy bị kéo căng giãn quá mức sẽ khiến gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh tại khu vực này. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra đau mỏi vai gáy.
  • Thoái hóa cột sống cổ: khi bệnh nhân đang bị bệnh  thoái hóa cột sống cổ, các gai xương xuất hiện trên đó chèn ép dây thần kinh cảm nhận phần cổ vai gáy, gây đau mỏi, cứng cổ khi mới ngủ dậy.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ khiến các bao xơ đĩa đệm ở cột sống cổ bị yếu đi, nhân nhầy thoát ra, đĩa đệm lệch khỏi vị trí trên đốt sống chèn ép dây thần kinh xung quanh gây đau mỏi vai gáy.
  • Viêm bao khớp vai: bị chấn thương hoặc tai nạn, khớp vai có thể bị viêm đau làm cho vùng vai gáy hạn chế vận động. 

3.3. Nguyên nhân khác

Ngoài hai nhóm nguyên nhân chính trên vẫn còn có một số nguyên nhân khác gây ra nhau mỏi vai gáy như:

  • Thời tiết: khi chuyển mùa, đặc biệt là mùa đông tiết trời lạnh, áp suất không khí giảm khiến mạch máu bị co lại làm giảm khả năng vận chuyển oxy và máu.
  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi cơ thể càng lão hóa nhanh, các cơ quan hệ xương khớp bị thoái hóa dần dẫn đến suy giảm chức năng.
  • Ăn uống không đầy đủ: không cung cấp cho cơ thể đủ vitamin hay khoáng chất cần thiết cũng khiến cho dây thần kinh ngoại vi bị yếu đi và gây đau vai gáy.

Đau vai gáy khiến tinh thần sa sút

Đau vai gáy khiến tinh thần sa sút

4. Triệu chứng khi bị đau vai gáy

Có rất nhiều triệu chứng của đau vai gáy mà người bệnh gặp phải, sau đâu là một số triệu chứng thường gặp nhất:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng vai gáy, cảm giác đau khi ấn vào xương cột sống cổ.
  • Tê đau lan truyền lên thái dương, mang tai hay xuống cánh tay.
  • Đau ở một bên gáy trái hoặc phải.
  • Đau vai gáy đi kèm đau mỏi vùng cổ.
  • Đau nhiều khi đứng lên hoặc khi vận động nặng, thời tiết thay đổi.

5. Những cách ứng phó với căn bệnh đau vai gáy hiệu quả

5.1. Mức độ nhẹ

Khi mới bị bệnh ở mức độ nhẹ, có thể làm như sau:

  • Không nên cố gắng quay đầu hay cổ, nên vận động xoay nhẹ cổ ở khả năng cho phép.
  • Không nên ngồi trước quạt hay điều hòa, vì khí lạnh sẽ khiến các cơ bị co cứng và đau nhiều hơn.
  • Chườm ấm hai vùng: cổ và vai.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ vai gáy, sử dụng nước ấm, không tắm bằng nước lạnh.

5.2. Mức độ vừa

Ở trường hợp vừa, khi đã làm xong các cách trên vẫn không hiệu quả, người bệnh có thể:

  • Dán miếng dán Salonpas để giảm đau
  • Cung cấp các loại vitamin như VItamin B1, B6 và B12 có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh. 

người bệnh cần đến bệnh viện để khám và cấp thuốc hỗ trợ

5.3. Mức độ nặng

Trong các trường hợp nặng hơn, cần phải sử dụng biện pháp khác như:

  • Châm cứu: nhằm giúp điều hòa lại hoạt động của các dây thần kinh, cần xác định đúng huyệt để có thể giảm đau hiệu quả.
  • Tới bệnh viện gặp bác sĩ để kiểm tra và chữa trị. Không tự ý mua thuốc về uống tránh trường hợp không đáng có 

6. Cách phòng chống bệnh đau mỏi cổ vai gáy hiệu quả

Đau mỏi vai gáy khiến cho các hoạt động trong cuộc sống trở nên khó khăn và tinh thần của người bệnh cũng trở nên xấu đi. Vì vậy cần phòng ngừa căn bệnh  này để giúp cho bạn có sức khỏe tốt hơn và làm việc thoải mái hơn.

  • Tập luyện thể dục

Tập thể dục là một phương pháp hữu hiệu để phòng ngừa đau mỏi vai gáy. Tập thể dục đúng cách và động tác phù hợp với bản thân sẽ giúp bạn có sức khỏe, thân hình dẻo dai và tinh thần vui vẻ hơn.

  • Massage

Massage làm giảm căng thẳng, giúp giảm bớt áp lực trên dây thần kinh và lưu thông máu tốt hơn. 

Massage thường xuyên còn giúp bạn nâng cao chất lượng giấc ngủ và cải thiện tình trạng đau mỏi trên cơ thể.

Xem thêm Các bài tập chữa đau gót chân HIỆU QUẢ tại nhà

Như vậy, bệnh đau cổ vai gáy đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và khiến người bệnh khó khăn hơn trong hoạt động thường ngày và ảnh hưởng việc nghỉ ngơi thoải mái, do vậy cần hiểu đúng về căn bệnh này và có cách phòng ngừa, chữa trị tốt nhất

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài Founder/ CEO Giaotrinhhay.com - Giáo Trình Hay Chia Sẻ: Tài liệu SEO website, DIGITAL MARKETING, Ebook CNTT, Mẹo vặt, Phần mềm, Thủ thuật PC và kho tài liệu học tập hữu ích miễn phí.

Bài viết liên quan

Vinyasa Yoga và những lợi ích mang lại cho mọi người

Vinyasa Yoga được xem là một bộ môn thể thao giúp mọi người kết hợp [...]

Uống sữa trước khi ngủ sẽ gây tăng cân

Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng [...]

Tác dụng uống rau diếp cá trị giãn tĩnh mạch

Diếp cá là loại cây quen thuộc ở Việt Nam, được xem là loại rau [...]

Tư thế cải thiện giấc ngủ dành cho người suy giãn tĩnh mạch

Ngoài những phương pháp phổ biến để trị suy giảm tĩnh mạch, vẫn còn một [...]

DÂN VĂN PHÒNG NGỒI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG

Ngồi nhiều là một đặc điểm của nhân viên văn phòng. Các bạn đã biết [...]

TƯ THẾ NGỒI, NẰM HỖ TRỢ TỐT CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Lao động nhiều khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về xương khớp và thoát [...]