Bộ công cụ SEO miễn phí các chuyên gia SEO khuyên dùng

Nhắc đến website thì chắc hẳn chúng ta đều nghĩ ngay tới S.E.O, và việc làm thế nào để SEO tốt hơn, có thể nằm top cao hơn là điều mà chúng ta quan tâm. Bài viết này mình sẽ tổng hợp bộ công cụ SEO miễn phí nhưng công dụng khá hiệu quả đối với những bạn chưa đủ ngân sách đầu tư các “tool SEO” đắt tiền.

Với các công cụ SEO thường dùng này tuy không thể đáp ứng nhu cầu của một đơn vị cung cấp dịch vụ tối ưu website nhưng đối với các bạn viết blog hoặc web cá nhân cũng khá ổn rồi.

Công cụ SEO thường dùng nhất:

Phần này mình liệt kê các Tool SEO mà mình hay dùng nhất nhằm mục đích kiểm tra, tối ưu và Audit lại website của mình.

Bộ công cụ SEO miễn phí
Bộ công cụ SEO miễn phí

Add on SEO tốt nhất:

SEOQuake:

Là một công cụ mà hầu hết anh em làm SEO thường sử dụng, nó giúp đánh giá từ tuổi thọ tên miền, thứ hạng website, cũng như chỉ số index của trang web.

Web developer:

Đây là một Add on hỗ trợ việc thiết kế web cũng như làm SEO nghiêng về phần CODE nhiều hơn.

Redirect Path

Kiểm tra các lệnh chuyển hướng của website.

SEOTools for Excel

Công cụ kiểm tra chuyển hướng links, mình thấy rất ít người dùng nó.

CopyScape:

Công cụ kiểm tra lặp nội dung trong và ngoài website.

Robots Exclusion Checker:

Kiểm tra file robot.txt của website.

No Follow:

Kiểm tra các links “nofollow” có trên website.

MozBar:

Kiểm tra chỉ số PA, DA, SPAM của một website

SEO Meta 1 Click:

Kiểm tra Onpage của một website tương tự SEOquake

JSON-LD Schema Markup:

Thiết lập Schema miễn phí, thiết lập lược đồ chỉ sau vài phút khai báo

Technical Schema Markup:

Tạo các mã schema miễn phí sau đó đưa vào code của website, chức năng tương tự tool Json-JD Schema bên trên.

TubeBuddy:

Đây là một công cụ không thể thiếu nếu bạn làm đang Youtube

vidIQ:

Là một công cụ tối ưu SEO cho Youtube, nó tương tự SEOquake nhưng chỉ áp dụng cho kênh Youtube.

GTMetrix:

Công cụ check nhanh website.

Google Check Mobile Friendly:

Kiểm đa sự thân thiện của website đối với thiết bị di động.

Công cụ SEO kiểm tra Onpage cho website:

Link: https://ready.mobi
Công cụ kiểm tra website thân thiện với các thiết bị.

Link: https://www.seoptimer.com

Đánh giá tổng thể website miễn phí.
Công cụ để tối ưu xem trước thẻ tiêu đề, descriptions có chuẩn onpage hay chưa?
Link: https://seomofo.com/snippet-optimizer.html

Công cụ để tối ưu xem trước thẻ tiêu đề, descriptions có chuẩn onpage hay chưa?
Chức năng tương tự như SEOmoffo ở trên:
Link: https://serpsim.com

Chức năng tương tự như SEOmoffo ở trên:

https://www.cloudflare.com
Công nghệ điện toán đám mây, giúp tăng tốc website và có chức năng chống DDOS:

Công cụ SEO miễn phí do Google cung cấp:

  • Google Analytics: công cụ được phát triển trực tiếp từ Google giúp đánh giá hiện trạng của 1 website, nếu đã làm SEO thì không Anh/Chị nào thiếu công cụ này.
  • Google Search Console: rất quan trọng, mọi thông báo lỗi về website đều được gửi tới đây, Anh/chị phải thường xuyên check và fix lỗi nếu có thông báo. Ngoài ra đây cũng là công cụ submit link nhanh chóng mà bất kỳ SEOER nào cũng không thể bỏ qua.
  • Google Keyword Planner: bước đầu trong quy trình nghiên cứu từ khóa sau đó mới kết hợp với các tool khác, rất hữu ích và nếu Anh/chị nào chưa dùng thì nên dùng ngay từ bây giờ.
  • Google Trends: muốn biết từ khóa nào đang hot trên internet trong ngày, trong tuần hay trong tháng, hãy vào Google Trends, ăn theo Trends luôn tạo được traffic cực kỳ hấp dẫn.
    Link: https://trends.google.com/trends/?geo=US
  • Google Search: chính là anh Gồ mà chúng ta hay gọi, trên giao diện tìm kiếm thường cho chúng ta kết quả của mình hoặc đối thủ, ngoài ra khi gõ vào box tìm kiếm sẽ cho ta thấy được các từ khóa google suggestion hay bên dưới cùng của trang tìm kiếm thường xuất hiện các từ khóa dạng LSI để Anh/chị tham khảo.
  • Google News: anh/chị thường book báo, nên nhớ là có rất nhiều báo nhé, chỉ những trang nào được liệt kê trong mục Google News thì mới gọi là báo chính thống, còn lại các trang khác mà các thánh tự đặt tên ra rồi gọi nó là Báo thì chỉ có Báo lá cải thôi ạ :))
    Link: https://news.google.com/topstories?hl=vi&gl=VN&ceid=VN:vi
  • Google Pagespeed Insights: công cụ hữu ích để đánh giá tốc độ tải trang, giờ đây cũng rất quan trọng vì đánh vào trải nghiệm người dùng, tốc độ tải trang càng cao thì website càng tốt, ít nhất chỉ số cũng phải trên 80 cho cả mobile và PC.
    Link: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights
  • Google Sheets + add-on Search Analytics for Sheets: Google trang tính thì có tác dụng gì cho SEO? Các Anh/chị đã từng nghe tới Google Entity Stacking chưa? Nếu 1 doanh nghiệp thường xuyên hoạt động trên các nền tảng của Google thì chắc chắn Google cũng có cái nhìn tốt hơn và sẽ đánh giá đây là một thực thể có thật. Ngoài ra nếu Anh/chị biết cách dùng thì có thể xuất bản các bài viết kèm theo từ khóa và để chế độ xuất bản như trên web. Đây chắc chắn là các backlinks rất chất lượng đến từ Google.
    Link: https://gsuite.google.com/marketplace/app/search_analytics_for_sheets/1035646374811
  • Google Tag Manager: công cụ phân tích, đo lường hiệu quả công việc. Chắc chắn có nhiều anh/chị chưa biết cài Tag Manager, điều này thật đáng tiếc, vì để xác định được hiệu quả của 1 chiến dịch thì chúng ta cần phải biết rõ về các chỉ số như: CTA, tỷ lệ chuyển đổi, hỗ trợ test A/B,…
    Link: https://tagmanager.google.com
  • Google Structured Data: công cụ thường dùng để kiểm tra dữ liệu có cấu trúc (Schema).
    Link: https://search.google.com/structured-data/testing-tool/u/0
  • Google Tag Assistant: đây là add-on dùng để kiểm tra việc cài đặt Tag Manager.
    Link: 
  • Google Disavow Links: chức năng này dùng để từ chối liên kết xấu đến website của chúng ta. Có nhiều Anh/chị còn chưa biết dùng, để có thể từ chối liên kết thì Anh/chị cần phải có danh sách các backlinks kém chất lượng, sau đó mới upload lên, cách upload như nào thì trên internet có nhiều bài hướng dẫn rất chi tiết rồi ạ, Anh/chị tham khảo thêm nhé.
    Link: https://www.google.com/webmasters/tools/disavow-links-main
  • Google Business: SEO Local thì không thể thiếu Google Business, để Google map hiển thị nổi bật thì chắc chắn sẽ phải chăm sóc Google Business tốt rồi, tuy nhiên, để SEO Map thành công thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Google Business cũng là một trong các tài nguyên để làm Google Entity Stacking.
    Link: https://www.google.com/business

Khóa học SEO Online – Học SEO từ Cơ bản đến Nâng cao của Mr.Đình Tỉnh

Công cụ nghiên cứu từ khóa SEO:

  • ScreamingFrog: công cụ em đang dùng, nếu website của anh chị có lượng link nội bộ thấp, dữ liệu nhỏ thì có thể dùng miễn phí, nếu là các web lớn hơn 500 links thì phải dùng abrn trả phí. Công cụ cho chúng ta biết về chât lượng nội dung, trùng lặp tiêu đề, descripstions, canonical, 404,… và nhiều chức năng hữu ích khác.
  • SEO PowerSuite – Website Audit: công cụ hữu ích kiểm tra và phân tích tổng thể website, từ content, tình trạng “sức khỏe” của website, Social, traffic, index, backlinks…
  • Varvy SEO Tool: công cụ kiểm tra nhanh và miễn phí xem URL trang web có bị chặn bởi robots không? Trang web có bảo mật không? Có thân thiện với mobile không? Có thiếu alt ảnh không? Có sitemap không?…
  • WOORANK: công cụ kiểm tra nhanh các chỉ số onpage của website, kiểm tra sức khỏe site. Điều đặc biệt và quan trọng của công cụ này chính là mục Content Analysis, mục này cho chúng ta biết từ khóa nào đang là trọng tâm trong bài viết, trong trang cần SEO, nếu có từ khóa khác tần suất xuất hiện lớn hơn từ khóa chính thì chúng ta có thể điều chỉnh lại cho hợp lý, còn lại các chỉ số khác chỉ mang tính chất tham khảo.
  • LINK ASSISTANT: công cụ phân tích backlink, là một trong các tool của SEO PowerSuite. Giá tương đối cao nhưng chất lượng mang lại thì tuyệt vời.
  • Ahrefs: công cụ phân tích backlinks đối thủ và phân tích từ khóa, xem thứ hạng từ khóa, gợi ý content và nhiều chức năng khác, đây cũng là công cụ không thể thiếu khi làm SEO.
  • Majestic SEO: công cụ để thao khảo các chỉ số TF (trust follow) và CF (Citiation Fo).
  • BuzzStream: xây dựng liên kết tự động và xây dựng liên kết social và tìm kiếm các cơ hội liên kết trên internet.
  • GSA Ranker: phần mềm xây dựng liên kế tự động, có rất nhiều nền tảng backlink trong phần mềm GSA. Tuy nhiên nên sử dụng GSA để xây dựng liên kết tầng hoặc xây dựng cho các site vệ tinh.
  • SEO Autopilot: đây là công cụ VIP vì chi phí vận hành cao. Chất lượng backlink tốt vì có data tốt có sẵn từ tool.

Để check từ khóa thì có công cụ này:

Công cụ đo lường traffic website:

Công cụ hỗ trợ Content khi làm SEO:

Để làm conntent (nội dung) tốt thì cần hình ảnh đẹp và mình thường thoa tác trên Canva.com một website cho phép thiết kế hình ảnh rất chuyên nghiệp, bên cạnh đó cũng cần một nền tảng hỗ trợ tốt cho SEO. Mình có thể liệt kê như sau:

Canva

Canva dùng khá tốt, mình có một bài viết khác sẽ giúp bạn dùng bản Pro tức là phiên bản cao cấp cho phép người dùng tạo hỉnh ảnh dựa trên các sản phẩm DEMO có sẳn.

Freepik:

Một trang cung cấp hình ảnh từ jpg, png, vector, psd,..v.v. Nói chung là đủ định dạng cho phép khách hàng sử dụng gồm miễn phí lẫn trả phí.

Pixibay:

Cũng là một nền tảng cho phép tải hình ảnh miễn phí, không lo sợ bản quyền.

WordPress.org:

Một phần mềm sử dụng mã nguồn mở CMS đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay.

Nén hình ảnh:

Mình thường nén hình ảnh với https://www.websiteplanet.com/vi/webtools/imagecompressor/.

Tạm kết:

Bài viết này mình dựa vào kinh nghiệm thực tế sau quá trình làm việc, bản thân mình cảm thấy nó khá hiệu quả. Có một số công cụ mình bổ sung nhờ kiến thức trên internet nhằm liệt kê đầy đủ hơn tính năng mà các công cụ SEO đem lại. Và tất nhiên, bài viết này dành cho người mới và là một “bookmart” mà mình lưu lại để tiện sử dụng. Chúc các bạn thành công.

theo hoangduan

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài Founder/ CEO Giaotrinhhay.com - Giáo Trình Hay Chia Sẻ: Tài liệu SEO website, DIGITAL MARKETING, Ebook CNTT, Mẹo vặt, Phần mềm, Thủ thuật PC và kho tài liệu học tập hữu ích miễn phí.

Bài viết liên quan

20+ lỗi viết Content SEO mà bạn cần tránh khi viết bài

Bài viết SEO chất lượng sẽ giúp bạn dễ dàng có được thứ hạng cao [...]

Đào tạo seo GHẾ MASSAGE thị trường cạnh tranh

Ghế massage là một loại thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nó là [...]

SEO hosting là gì? Tại sao nhiều người chọn sử dụng SEO hosting?

SEO hosting không phải là hosting giúp SEO website lên top Google nhanh chóng như [...]

Buyer Keyword là gì? từ khóa “có ý định” mua hàng

Định nghĩa về Buyer Keyword Buyer Keyword là những từ khóa xuất phát từ ý [...]

CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE

CASE STUDY SEO WEBSITE GHẾ MASSAGE TOÀN THÂN Chia sẻ với anh em một Case [...]

Cách đi backlink hiệu quả mà phần lớn anh em làm SEO chưa được biết

Đi bao nhiêu backlink là phù hợp, số lượng đi link như thế nào đối [...]