Việc tra cứu giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình khi sử dụng thẻ để khám chữa bệnh. Giáo trình hay sẽ hướng dẫn các bạn cách tra cứu chi tiết trong bài viết sau đây.
Tùy theo mã đối tượng sử dụng BHYT mà Nhà nước quy định giá trị sử dụng của thẻ BHYT khác nhau. Người tham gia bảo hiểm y tế cần nắm rõ giá trị sử dụng của thẻ để tránh những hiểu nhầm và nhiều vấn đề khó xử khác trong quá trình khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên toàn quốc.
Bằng việc tra cứu giá trị sử dụng thẻ, bạn sẽ biết được các thông tin thông tin cá nhân, hạn sử dụng thẻ, số phần trăm được bảo hiểm chi trả,… Lưu ý rằng khách hàng chỉ có thể tra cứu được khi có mã số thẻ.
1Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT trực tuyến trên điện thoại, máy tính
Bước 1: Tại trình duyệt trên máy tính, điện thoại, bạn truy cập trang thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mục Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT TẠI ĐÂY.
Bước 2: Điền các thông tin cần thiết vào các ô mục. Những ô có dấu * là những thông tin bắt buộc cần phải điền đầy đủ.
- Mã thẻ: Điền mã số thẻ BHYT.
- Họ tên: Nhập họ tên đầy đủ.
- Ngày/năm sinh: Nhập ngày tháng năm sinh đầy đủ hoặc năm sinh nếu trên thẻ BHYT chỉ có năm sinh.
Sau đó nhấn chọn Tra cứu.
Bước 3: Trên màn hình sẽ xuất hiện kết quả tra cứu:
- Thông báo: Hiển thị thông tin về họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, mã số nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu (KCBBĐ) và thời hạn sử dụng thẻ BHYT.
- Thẻ bảo hiểm: Hiển thị hình dạng thẻ, bao gồm họ tên và mã số BHXH của người lao động.
- Quyền lợi: Thể hiện mức hưởng và quyền lợi hưởng BHYT của từng đối tượng.
2Tra cứu giá trị sử dụng thẻ BHYT dựa trên ký tự ghi trên thẻ
Theo Quyết định 1351/QĐ-BHXH, mã thẻ BHYT gồm 15 ký tự và được chia thành 04 ô như hình ảnh minh họa dưới đây:
- 2 ký tự đầu (ô thứ nhất) được ký hiệu bằng chữ là mã đối tượng tham gia BHYT. Trong đó:
+ DN: Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp;
+ CH: Người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang;
+ HC: Cán bộ, công chức, viên chức;
+ HT: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
+ XB: Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng;
+ TN: Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;
+ HS: Học sinh;
+ SV: Sinh viên;
+ TE: Trẻ em dưới 06 tuổi;
- 2 ký tự tiếp theo (ô thứ 3) được ký hiệu từ 01 – 99 là mã tỉnh, thành phố nơi phát hành thẻ BHYT. Trong đó:
+ 01 là mã số của Hà Nội.
+ 48 là mã số của Đà Nẵng.
+ 79 là mã số của TP. Hồ Chí Minh.
- 10 ký tự cuối (ô thứ 4) là số định danh cá nhân của người tham gia BHYT, Bảo hiểm xã hội (BHXH).
Bài viết liên quan
Vinyasa Yoga và những lợi ích mang lại cho mọi người
Vinyasa Yoga được xem là một bộ môn thể thao giúp mọi người kết hợp [...]
Sep
Uống sữa trước khi ngủ sẽ gây tăng cân
Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng [...]
Sep
Tác dụng uống rau diếp cá trị giãn tĩnh mạch
Diếp cá là loại cây quen thuộc ở Việt Nam, được xem là loại rau [...]
Sep
Tư thế cải thiện giấc ngủ dành cho người suy giãn tĩnh mạch
Ngoài những phương pháp phổ biến để trị suy giảm tĩnh mạch, vẫn còn một [...]
Sep
DÂN VĂN PHÒNG NGỒI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG
Ngồi nhiều là một đặc điểm của nhân viên văn phòng. Các bạn đã biết [...]
Sep
TƯ THẾ NGỒI, NẰM HỖ TRỢ TỐT CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Lao động nhiều khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về xương khớp và thoát [...]
Sep