Cách điều trị giãn tĩnh mạch chân HIỆU QUẢ

Dùng vớ y khoa giãn tĩnh mạch để ngăn bệnh

Trị suy giãn tĩnh mạch chân, đây là bệnh khiến cho nhiều người bị mất đi sự tự tin. Vậy cách để điều trị căn bệnh này là gì, hãy cùng Giaotrinhhay tìm hiểu nhé ! 

1. Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Như thường lệ, máu sẽ lưu thông từ chân theo hướng về tim với sự phối hợp của các van tĩnh mạch. Chúng ta thường đứng lâu hay ngồi lâu sẽ khiến máu dồn xuống chân và tạo lực chèn ép lên thành mạch. Thời gian lâu dài không những dẫn đến các tĩnh mạch bị viêm và rối loạn các chức năng mà còn dẫn đến các dòng trào ngược trong tĩnh mạch. Từ những nguyên nhân trên đã khiến cho các tĩnh mạch bị mất dần khả năng đưa máu về tim. Máu sẽ bị đọng lại gây ra một số triệu chứng đau, sưng bàn chân, chuột rút ở chân hay nặng hơn là vào cuối ngày, thậm chí là thay đổi bề ngoài da như dạng tĩnh mạch mạng nhện hay thay đổi sắc tố da, gây cảm giác nặng nề. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, căn bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. 

2. Đối tượng thường mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nhất

Nhóm người đứng nhiều, ngồi nhiều, ít vận động

Với một số đặc thù công việc như giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ dệt, thợ làm đẹp hay cảnh sát giao thông…chắc chắn sẽ phải đứng hoặc ngồi nhiều. Khi đó máu sẽ phải dồn xuống chân rồi tụ lại hình thành một áp lực khiến máu không thể trở về tim được và dẫn đến mắc bệnh.

Người mang thai

Nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh ở mật độ cao đối với phụ nữ là do khi mang thai cổ tử cung giãn nở, nội tiết tố sẽ tiết ra và đột ngột thay đổi, thậm chí là tăng cao dẫn đến khi thai lớn sẽ xảy ra hiện tượng chèn ép tĩnh mạch. 

Lý do dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân là sự cản trở của dòng máu về tim. Nhưng trong thời kỳ mang thai, các mẹ sẽ không có triệu chứng hay nó bị biến mất sau khi sinh con 1 năm. Tuy nhiên khoảng 3-5 năm sau, phụ nữ bắt đầu hình thành các triệu chứng khi bị suy giãn tĩnh mạch. 

Thói quen mang giày cao gót

Do thường xuyên đi giày cao gót và mặc quần áo chật đã làm tăng áp lực lên hệ thống, thậm chí là các tĩnh mạch ngoại vi đã làm tăng áp lực ở chân và dẫn đến giãn tĩnh mạch. 

Người thừa cân

Với những đối tượng thừa cân rất dễ dàng bị mắc căn bệnh giãn tĩnh mạch. Nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống của nhóm người này không lành mạnh, ít chất xơ và vận động ít. Bên cạnh đó, cơ thể nặng cũng gây áp lực nhiều cho đôi chân khiến hình thành bệnh giãn tĩnh mạch. Thêm vào đó có thể nói đến nhóm đối tượng như người lớn tuổi, người vừa phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật tiết niệu, người nằm bất động hoặc thậm chí là những người làm việc trong môi trường nhiệt độ cao,…cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. 

3. Những triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp

 

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân 

3.1. Dấu hiệu nhẹ của giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu, căn bệnh sẽ không có triệu chứng mà chỉ có cảm giác khó chịu nhẹ và nặng hơn ở chân. Giãn tĩnh mạch có thể gây ngứa và nóng ở phần chân và trở nên nặng hơn ở giai đoạn cuối trong ngày, quan trọng là đối với những bệnh nhân bắt buộc phải đứng trong thời gian dài. 

3.2. Dấu hiệu khi bệnh chuyển sang nặng

Trong trường hợp bệnh nặng hơn, bệnh nhân sẽ có cảm nhận chân sẽ bị mỏi khi đứng quá lâu và phù nhẹ khi ngồi lâu, hoặc có cảm giác như kim châm, kiến bò lên bắp chân và chuột rút về đêm. Bệnh nhân sẽ có thể nhìn thấy được những mạch máu nhỏ tựa như tĩnh mạch hình thành như mạng nhện trên bề mặt da. Triệu chứng này có thể sẽ biến khi mất nếu như bệnh nhân không cử động nhiều nữa.

4. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến giãn tĩnh mạch chân

Do tuổi tác cao sức khoẻ yếu

Quá trình lão hoá là do tuổi thọ tăng lên cao dẫn đến mắc các bệnh của quá trình lão hoá, trong đó là bệnh suy giãn tĩnh mạch chân. 

Tình trạng cân nặng ảnh hưởng

Thừa cân dẫn đến giãn tĩnh mạch chân

Thừa cân dẫn đến giãn tĩnh mạch chân

Đối với những người bị thừa cân sẽ làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch lên khiến cho thành tĩnh mạch của tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu giãn nở ra làm cho các van tĩnh mạch không còn đóng đúng cách và máu bị trào ngược nặng và chuột rút. 

Phụ nữ khi mang thai và thay đổi hormone

Khi bé lớn trong bụng các mẹ, tử cung sẽ ngày càng lớn không những khiến các tĩnh mạch bị chèn ép ngày càng nhiều mà còn khiến cho áp lực tĩnh mạch tăng lên gấp nhiều lần so với bình thường, thậm chí là làm giảm lưu lượng máu. 

Do hoạt động mỗi ngày gây áp lực lên tĩnh mạch

Với tư thế sinh hoạt và làm việc mỗi ngày như đứng hoặc ngồi lâu, ít vận động và phải mang vác nặng đã tạo điều kiện cho máu chảy ở chân bị dồn xuống làm tăng áp lực tĩnh mạch chân gây tổn thương kéo dài tại van tĩnh mạch. Nếu như van suy yếu sẽ làm hạn chế khả năng ngăn dòng máu chảy ngược lại bởi tác dụng của trọng lực đã dẫn đến ứ đọng máu ở chân.  

5. Cách trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả

5.1. Dùng máy massage chân hỗ trợ suy giãn tĩnh mạch

 

Phương pháp điều trị với máy massage sẽ hỗ trợ làm giãn nở mạch máu và tăng lưu lượng máu, từ đó máu sẽ mang oxy và dưỡng chất đi nuôi cơ thể, thậm chí là cung cấp lượng máu ổn định đến các cơ quan bên trong của cơ thể. Đây là một trong những cách trị liệu dành cho những người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Với nguyên lý hoạt động của ghế massage gồm động cơ bơm khí giúp làm phồng túi khí cũng như điều khiển hệ thống con lăn quay quanh trục giúp xoa bóp cả bàn chân và bắp chân. Nhờ vậy mà nó có thể thúc đẩy được quá trình lưu thông máu trong huyết quản, thêm vào đó là các tĩnh mạch hoạt động ổn định và đồng đều. 

5.2. Dùng máy nén ép để trị suy giãn tĩnh mạch

Sử dụng máy nén cũng là một phương pháp trị bệnh phù hợp bởi chúng sẽ có thể giúp cơ thể thư giãn và thúc đẩy lưu thông máu. 

5.3. Chỉnh chế độ ăn uống thích hợp

Giải pháp tốt nhất cho các vấn đề sức khoẻ duy nhất là bạn nên thay đổi chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch được khuyến khích bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin C, E, các chất xơ, kali vào trong cơ thể. 

5.4. Dùng vớ ngăn giãn tĩnh mạch

Dùng vớ y khoa giãn tĩnh mạch để ngăn bệnh

Dùng vớ y khoa giãn tĩnh mạch để ngăn bệnh 

Vớ giãn tĩnh mạch hay tên gọi khác là vớ y khoa giãn tĩnh mạch thường sẽ chật hơn so với các loại vớ bình thường. Sử dụng vớ này sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh bằng cách tạo một áp lực phù hợp lên chân để chúng không thể giãn nở thêm. Song song đó chúng còn có công dụng nâng các cơ và tĩnh mạch để máu chảy đến tim. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng vớ này có thể làm hạn chế hoặc giảm các trường hợp phù chân vào ban đêm. 

5.5. Chọn nơi trị bệnh uy tín, tư vấn từ bác sĩ

Đối với các trường hợp nặng, trừ các phương pháp điều trị tại nhà, bạn cũng cần phải phối hợp cắt đốt bằng tia laser hay phẫu thuật theo chỉ định của các bác sĩ. 

Xem thêm

Như vậy, Giaotrinhhay đã chia sẻ tất tần tật các thông tin hữu ích về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Nguyễn Tấn Tài

Nguyễn Tấn Tài Founder/ CEO Giaotrinhhay.com - Giáo Trình Hay Chia Sẻ: Tài liệu SEO website, DIGITAL MARKETING, Ebook CNTT, Mẹo vặt, Phần mềm, Thủ thuật PC và kho tài liệu học tập hữu ích miễn phí.

Bài viết liên quan

Vinyasa Yoga và những lợi ích mang lại cho mọi người

Vinyasa Yoga được xem là một bộ môn thể thao giúp mọi người kết hợp [...]

Uống sữa trước khi ngủ sẽ gây tăng cân

Sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhưng [...]

Tác dụng uống rau diếp cá trị giãn tĩnh mạch

Diếp cá là loại cây quen thuộc ở Việt Nam, được xem là loại rau [...]

Tư thế cải thiện giấc ngủ dành cho người suy giãn tĩnh mạch

Ngoài những phương pháp phổ biến để trị suy giảm tĩnh mạch, vẫn còn một [...]

DÂN VĂN PHÒNG NGỒI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG

Ngồi nhiều là một đặc điểm của nhân viên văn phòng. Các bạn đã biết [...]

TƯ THẾ NGỒI, NẰM HỖ TRỢ TỐT CHO NGƯỜI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Lao động nhiều khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về xương khớp và thoát [...]